trường viễn đông bác cổ có ảnh hưởng đến phạm quỳnh như thế nào?
Tạ Chí Đại Trường
Phạm Quỳnh nổi tiếng về hai mặt: chính trị và văn hoá.
Cuộc đời làm chính trị với hai chức Thượng thư đã đem lại kết quả thê thảm cho ông trong biến cố Tháng Tám 1945. Đó là cái giá phải trả cho những con người hành động, nhất là khi họ nổi bật trên đám đông không phải chỉ về mặt chính trị. Nhưng sự nghiệp văn hoá của ông có kết quả lâu bền và rộng rãi hơn. Đông Hồ Lâm Tấn Phác đã thấy tạp chí Nam Phong được cả “người không đồng chí cũng một lòng tôn trọng.”
Người Cộng sản nắm quyền đất nước, theo thói quen tự cho chỉ mình là đúng, đã tìm cách triệt hạ ông, nhưng trong một lúc buông lỏng cũng lại để lọt những lời Nguyễn Công Hoan biện minh cho Phạm Quỳnh (1971). Rồi cuối cùng không phải là biện minh nữa mà là công nhận: Năm 1991, Phạm Quỳnh xuất hiện với hình ảnh trong quyển Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.
Tất nhiên không cần kể chương trình giáo dục của VNCH có dành phần cho Nam Phong và Phạm Quỳnh, phát sinh sách vở đầy dẫy phục vụ học đường. Và có lẽ ta suy đoán cũng không sai lắm, là chính nhờ trên nền tảng này mà Phạm Quỳnh đã trở lại vị trí đúng đắn của mình trên một quyển sách của Uỷ ban khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn cũ chứ không phải ở trung ương, Hà Nội, nơi còn nhiều quá khứ ràng buộc để có thể đổi thay mà không ngượng ngập.
Tuy nhiên trong khi tìm hiểu sự nghiệp Phạm Quỳnh, người ta thường chỉ đặt trọng tâm vào việc phân tích những điều đạt thành, trong tình hình tiến triển của đất nước mà ít chú ý đến các nguyên nhân tác thành qua thời gian.
Các luận văn về Phạm Quỳnh thường trình bày sự nghiệp của ông theo lối dàn trải trên bình diện rộng mà không cho thấy những tiến triển trong tư tưởng của ông, nói cách khác, các nghiên cứu đã mang tính chất tĩnh hơn là động – mà cho dù không thấy có cũng nên nói ra. Cho nên nếu lưu tâm đến một lịch sử về sự nghiệp Phạm Quỳnh thì thiết tưởng không thể bỏ qua lúc khởi đầu của ông.
Trường ốc thật ra cũng là khởi đầu đáng kể trong sự nghiệp của một con người. Chính vì thế mà người ta thường chen nhau vào các trường danh tiếng. Tuy nhiên trường Bảo hộ mà Phạm Quỳnh tốt nghiệp thủ khoa (1908), có là danh tiếng với người đương thời, vẫn không phải là nơi đào tạo người có ước vọng cao xa. Mười hai năm sau (1920 ), khi lớp sinh viên đầu tiên của trường Đại học Đông Dương tốt nghiệp, Phạm Quỳnh vẫn phải ra công đả phá lối suy nghĩ “học làm mướn”, “học kiếm tiền” của các cô cậu tân khoa.
Vậy thì ở đây phải kể lúc khởi đầu của Phạm Quỳnh là vào lúc ra đời: Trường Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ. Trong tình trạng riêng biệt của mình, chúng tôi không thể nào nắm được những dữ kiện dù đơn giản nhất về cái Viện nghiên cứu danh tiếng này, ví dụ năm thành lập chẳng hạn. Nói chi đến vấn đề tổ chức, hoạt động nghiên cứu kinh qua những giai đoạn nào, nhất là ở đây, về tình hình sinh hoạt của các nhân viên hành chính cấp dưới, để hiểu rõ môi trường Phạm Quỳnh dù muốn hay không vẫn phải ép mình vào, từ đó được mài dũa để có tiếp nhận phản ứng ra sao.
Thật là táo bạo, nhưng ở đây chúng tôi chỉ muốn đề xuất một hướng tìm tòi chứ không có tham vọng giải quyết nó. Vả lại cũng chẳng phải mình chúng tôi có ý tưởng này. Trong lúc suy nghĩ, chúng tôi đã gặp kẻ đồng điệu là ông Đoàn Văn Cầu khi ông giới thiệu Hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh (1997): “Kiến văn quảng bác của tiên sinh được hun đúc phần lớn ở Trường Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ...” Có thể coi đó là kết quả của trực giác, chợt nổi lên rồi lại chìm lấp, vì đường hướng phục vụ và tính chất thời đại đã dẫn Phạm Quỳnh đi theo lối khác nơi ông phục vụ trong chín năm trời. Người giới thiệu đã nêu lên một ý thoảng qua rồi chuyển sang chú ý đến những thành tựu to lớn khác của Phạm Quỳnh như bất cứ ai cũng phải công nhận.
Chín năm (1908 – 1917) vẫn không là lâu so với 15 năm làm chủ bút Nam Phong (1917 – 1932), 13 năm làm quan (1932 – 1945), nhưng vị trí khởi đầu thật là quan trọng. Ở VĐBC, người ta đã dùng một từ thông dụng lúc bấy giờ để chỉ vai trò của ông: thông ngôn. Và khi đi Paris, thấy mấy trường Đại học, ông cũng nhận mình “ở trường thông ngôn ra, học được mấy ông hương sư ở Tây sang.” Nghĩa là ông cũng chỉ là một công chức cấp thấp trong ngạch hành chính thuộc địa lúc bấy giờ: ngạch thư kí tập sự.
Tuy nhiên, hãy tưởng tượng Phạm Quỳnh sau khi vác đơn xin việc được cử ngay vào làm ở một toà Sứ tỉnh, hay cao hơn, làm ở Phủ Thống sứ Bắc Kì, Phủ Toàn quyền Đông Dương, tính chất hoàn toàn thư lại của những nơi ấy sẽ đào tạo ông nên con người ra thế nào? Không ở trong ngạch Tây để chờ thâm niên mà nóng ruột nhảy sang ngạch Ta để làm ông Tham, ông Huyện... thì với tham vọng của ông, chức Thượng thư hẳn đạt tới cũng không khó. Nhưng ông đã làm nhân viên hành chính của Trường VĐBC, một nơi có những hoạt động khác lạ với công sở hành chính. Sự lựa chọn này là do nguyên nhân nào thúc đẩy?
Năm 1922 nhân chuyến được cử đi tham dự cuộc “Đấu xảo” Marseilles, kể chuyện lên Paris gặp ông M. (Maitre?), cựu Giám đốc Trường VĐBC, Phạm Quỳnh nhắc chuyện ông ta lúc làm chủ khảo kì thi tốt nghiệp 1908 đã cho điểm vớt bài thi chữ Hán để ông khỏi bị đánh rớt (mà lại đậu thủ khoa!), và xác nhận rằng chính ông M. đã đưa ông vào làm việc ở VĐBC. Ở đó có những người chỉ suốt ngày lo đi đào bới đất đai hay có ngồi trong phòng cũng mân mê tượng này, hòn đá nọ... so sánh, vặn hỏi chứ không phải “sáng vác ô đi, tối vác về.” Dù có người là công chức hành chính thực sự, họ cũng để thì giờ đi dò hỏi phong tục tập quán của dân quê, nhân tiện đi kinh lí cũng ghé mắt nhìn xem đình này miễu nọ chứ không phải chỉ đánh tổ tôm tài bàn hay tệ hơn, đòi hối lộ.
Với cung cách làm việc đó, trong không khí trang trọng khác với lề lối sống bình thường gật gù ngâm thơ bình văn nhàn tản của Đông Phương đó, những tay thư lại trong Trường hẳn phải “học” được một chút gì.
Trừ những người của lớp sau như Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Huyên... đi hẳn vào khoa học nhân văn, xã hội nên không lạ với lề lối làm việc nghiên cứu, chúng ta thấy có những công chức thực sự của Trường đã bằng vào thực tế của sở làm mà bước qua ngành nghiên cứu. Phạm Quỳnh mà ở lâu năm trong VĐBC thì cũng sẽ trở thành một ông Nguyễn Văn Tố khác. Ông này mang tính chất cựu học được cải biên bởi Trường VĐBC rất rõ rệt trong sự nghiệp của mình.
Ông Nguyễn Thiệu Lâu trong một hồi kí về Nguyễn Văn Tố, tuy có ý ca tụng nhưng cũng lộ cho ta thấy một nhược điểm “nhà nho” của viên trưởng ngành hành chính này: Ông Lâu, Cao học Địa lí Sorbonne, viết bài nghiên cứu đem nạp bị ông Tố đè ra bôi quẹt sửa văn pháp, ngữ nghĩa! Ông Giám đốc Coedes cũng bị như vậy. Tất nhiên thời Tứ thư Ngũ kinh đã qua, nhưng óc tầm chương trích cú của ông Tố lại có dịp núp sau lối truy tầm tài liệu của khoa học mới thông qua những ngày ông làm việc ở VĐBC. Điều đó thấy rõ trong những bài nghiên cứu của ông trên tạp chí Tri tân cùng với những bài tranh chấp, bắt bẻ người khác. Nhóm Phong hoá Ngày nay tinh ý nhận ra tính chất rượu cũ bình mới ấy nên đã độc ác chế riễu là “ông tờ a tờ b” (từ cách đánh số trang của các sách xưa).
Phạm Quỳnh đã không ở suốt đời trong VĐBC. Nhưng “một chút” chín năm sao không có ảnh hưởng đến con người cầu học cầu tiến ấy? Thi tốt nghiệp, ông không biết chữ Hán đến nỗi bài làm bị cho điểm vớt, thế mà “sau ngày vào làm việc ... ở Bác cổ (ông đã) gia công học chữ Hán trong mấy năm”, cuối cùng 5 năm sau đã được nhận lãnh dịch sách tiếng Pháp sang chữ Hán (cùng Nguyễn Bá Trác). Ông M. nói trên, khi gặp lại đã ngỏ ý tiếc rằng Phạm Quỳnh không ở lại trường để chuyện trị về cổ học Trung Hoa và Việt Nam vì xét rằng Phạm Quỳnh “cũng có tư cách riêng về đường khảo cứu.” Rồi lại cũng chính Phạm Quỳnh thú nhận “nhiều khi tỏ ý tiếc”... Điều biện minh cho sự lựa chọn của mình chứng tỏ Phạm Quỳnh vẫn phải chịu sự ràng buộc của thời đại, lúc mà tinh thần khảo cứu vốn vẫn không phải là thứ quen thuộc với người Việt, sự nghiệp khảo cứu vẫn chưa được coi trọng để phải dấn thân cả đời vào đó. Phạm Quỳnh vẫn là một người An Nam của thời đại, cho nên một năm sau khi vào Trường, được cử làm phụ giáo Ecole des langues orientales ở Paris đã từ chối “vì mới cưới vợ.” Chút lưu luyến với VĐBC đã khiến cho ông đi thăm các Viện bảo tàng Guimet, Louvre, dân tộc học...và nảy sinh nhiều ý tưởng chỉ có thể thấy ở một người từng quen với sinh hoạt nơi khảo cứu: “Chuyến này về, có thì giờ phải nên khảo về hoạ học Trung Quốc, Nhật Bản mới được...”
Ông không thực hiện được ý nguyện bất chợt đó nhưng những kiến thức khoa học nhân văn thu thập được và tinh thần khảo cứu vẫn lộ ra trong sự nghiệp của ông. Tạp chí Nam Phong nổi tiếng với người dân thường đương thời qua tấm bích chương “Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc” trong Thế chiến I và đó cũng là bằng chứng để người Cộng sản thuyết phục quần chúng về hành vi “theo Tây” của Phạm Quỳnh và để biện minh cho việc họ giết ông. (Chớ tưởng rằng chỉ người dân “ít học” mới bị mắc lừa: Trong không khí “ái quốc”nồng nhiệt như thế cùng với khả năng chiến thắng của người Cộng sản dâng cao, không ít những nhà trí thức đã hùa theo đả phá ông.) Người Pháp cũng sử dụng hình ảnh Con rồng Annam để phục vụ cho ý đồ chính trị của họ khi ca tụng những nhân vật bản xứ có công tích nổi bật, ví dụ với trường hợp Đỗ Hữu Vị chẳng hạn. Con rồng là từ chuyện Lạc Long Quân – Âu Cơ trong truyện tích khởi đầu lập quốc của dân Việt. Và từ đó đi đến những chuyện về 18 đời Hùng Vương không xa, nhất là khi Nam Phong cổ động một tinh thần ái quốc không cắt đứt với truyền thống (hiểu theo nghĩa hình thành của một giai đoạn) qua những luận thuyết của ông chủ bút, qua những thu nhặt văn thơ, truyện tích trong quá khư,ù củng cố niềm tin bình dị đã trở thành căn bản đến lúc bấy giờ – và cho đến lúc này.
Thế mà thật ngạc nhiên khi đến gần cuối đời của Nam Phong (1931), ta còn đọc được câu này trong bài “Bàn về cái tinh thần lập quốc”:... [T]ự đời Trưng Vương, Triệu Ẩu, nước còn là bộ lạc, có lẽ cái tinh thần ấy [tinh thần lập quốc] còn phảng phất mà chưa chung đúc lại thành quốc hồn.” (Chúng tôi nhấn mạnh.) Ngược lại chín năm về trước, khi thăm điện Pantheon (Paris), ông đã đặt vấn đề “nửa huyền” (bí) trong hành trạng Hai Bà Trưng như lịch sử và truyền thuyết cũ vẫn kể. Thoát ra ngoài không khí chung của tinh thần truyền thống qua tin tưởng của dân chúng, dựng nên bởi các trí thức bản xứ như thế, hẳn là dấu vết của quan niệm lịch sử mới từ Trường VĐBC đã ăn sâu vào tâm trí ông cựu nhân viên hành chính của Trường thành một khẳng định không phai mờ qua mười mấy năm rời bỏ nó. Tuy nhiên tinh thần Trung Hoa cũ, kiến thức chung chung đào tạo ở trường Bảo hộ đã khiến Phạm Quỳnh hướng về những vấn đề tổng quát: bàn văn học, triết học, mĩ học, văn chương kim cổ.
Với chí nguyện “an thường thủ phận mà làm một nhà khảo cứu có lẽ không bằng khua môi múa mép mà làm một nhà ngôn luận”, ông đã rời Trường VĐBC, ta không thể đòi hỏi khác được. Nhưng sao ta không chịu thấy hiển nhiên là khi bàn về quốc học, nghiên cứu tục ngữ ca dao, Truyện Kiều, Phạm Quỳnh đã đứng ở vị trí trung gian giữa căn bản được đào tạo, hoàn cảnh trí thức bản xứ đương thời và sự thúc đẩy của lối làm việc từ nơi khởi đầu vào đời?
Sự lựa chọn đề tài, căn bản lí luận đã cho thấy ảnh hưởng của sự lôi kéo mới nơi ông. Bàn về quốc học (1931) ông đã không chịu theo những người khác khăng khăng để tinh thần ái quốc nồng nhiệt lấn át sự kiện hiển nhiên. Chừng mực hơn Phan Khôi nhưng cũng cứng rắn không kém, ông quả quyết dân Việt từ xưa chưa có quốc học, hiểu theo nghĩa có những tư tưởng mang tính hệ thống làm nên riêng biệt là người Việt.
Cũng không phải quá khích đến nỗi nhận rằng những tư tưởng đó phải là độc đáo, sáng tạo riêng biệt, từ trên trời rơi xuống, ông nhìn nhận mối tương quan văn hoá giữa các dân tộc là điều không tránh khỏi, nhưng theo ông, sự tiếp nhận không thể là lối bắt chước suông: Vương học của Nhật Bản không phải chỉ là bài tụng kinh sách Vương Dương Minh. Bài “Quốc học với quốc văn” (1931) có thể coi là một bài nghiên cứu về tương quan văn hoá giữa Việt Nam và Trung Hoa mà Việt là phía tiếp nhận. Ông nói đến các nguyên nhân khách quan (vị trí địa lí của hai nước, so sánh sự khác biệt với Nhật Bản), nguyên nhân nội tại ở tinh thần người Việt đã dẫn đến kết quả tiêu cực như thế nào... Chắc Phạm Quỳnh chưa lưu ý đến các tìm tòi của những nhà dân tộc học dẫn đến các lí thuyết về giao lưu văn hoá, nhưng bài viết dựa trên các sự kiện cụ thể, mang một tinh thần phân tích đáng kính phục.
Chúng ta còn lưu ý đến một chức phận khác của Phạm Quỳnh: Phó hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội (1931). Chúng tôi lại cũng không đủ phương tiện để tìm hiểu về cái hội này, nhưng danh xưng (ngày nay gọi là địa lí) bao hàm một phần lãnh vực hoạt động mà Phạm Quỳnh có thể góp phần, không phải chỉ là với hư danh chức tước: phần địa lí nhân văn. Ông hiểu rõ điều đó như khi trình bày phần dẫn nhập trong bài nói chuyện ngày 19-12-1929 ở hội này với tựa đề “Le paysan tonkinois à travers le parler populaire”. Một phần của tựa đề “Người dân quê Bắc Kì...” chứng tỏ ông biết giới hạn vấn đề khảo sát trong một khu vực nhất định, nơi một tầng lớp người nhất định. Nhưng tầng lớp này là thành phần tuyệt đại đa số của dân Việt nên cũng là tiêu biểu cho tính cách Việt gần như chưa phải thay đổi vì thâm nhiễm văn hoá, lối sống Tây Phương qua sự chuyển tiếp ép buộc của người Pháp. Ông lượm lặt những câu ca dao, tục ngữ để làm chứng dẫn về cuộc sống thường nhật ảnh hưởng đến tâm tình của một người dân quê trung châu sông Hồng được ông gọi điển hình là Nguyễn, họ thông thường nhất của dân Việt.
Chứng dẫn được trải dài từ lúc Nguyễn còn là cậu bé 7, 8 tuổi theo thấy đồ học Tam tự kinh, lớn một chút chăn trâu thổi sáo trong đồng, đến lúc thành chức việc làng ngồi ở chốn đình trung. Rồi không phải chỉ qua ca dao tục ngữ, nhân tiện ông cũng mở rộng kể về sinh hoạt đình, hội làng, cả đến một vài chi tiết lạ, theo ông, là những tục lệ còn rơi rớt từ “thời trung cổ” tới nay, ví dụ như hội làng La, vào đêm cuối nam nữ, trai gái tụ tập trong đình rồi đèn đuốc tắt hết một lúc lâu mới mở lại. Một tục lệ như thế thật không có gì trái lẽ hơn với đạo đức thanh giáo mà xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng từ lâu – và có lẽ cũng là trái với đạo đức thông thường của con người hiện tại. Thế mà con người vẫn được nhận xét là trầm mặc, kín đáo, không tránh khỏi lời chê cao ngạo, con người nho như một bậc quân tử, tây như một gentleman, con người đó sao lại chú ý – không những chú ý mà còn ghi chép, phát biểu về một thói tục “bậy bạ” chốn nhà quê, điều hơi khác thường ấy là bởi đâu? Cái “bậy” là của phạm trù đạo đức, cái “lạ” là của phạm trù khoa học, Phạm Quỳnh biết phân biệt rõ ràng, điều ấy chắc chúng ta phải tìm nguyên nhân từ những năm tháng phục vụ ở Trường Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ vậy.
Tạ Chí Đại Trường
Phạm Quỳnh nổi tiếng về hai mặt: chính trị và văn hoá.
Cuộc đời làm chính trị với hai chức Thượng thư đã đem lại kết quả thê thảm cho ông trong biến cố Tháng Tám 1945. Đó là cái giá phải trả cho những con người hành động, nhất là khi họ nổi bật trên đám đông không phải chỉ về mặt chính trị. Nhưng sự nghiệp văn hoá của ông có kết quả lâu bền và rộng rãi hơn. Đông Hồ Lâm Tấn Phác đã thấy tạp chí Nam Phong được cả “người không đồng chí cũng một lòng tôn trọng.”
Người Cộng sản nắm quyền đất nước, theo thói quen tự cho chỉ mình là đúng, đã tìm cách triệt hạ ông, nhưng trong một lúc buông lỏng cũng lại để lọt những lời Nguyễn Công Hoan biện minh cho Phạm Quỳnh (1971). Rồi cuối cùng không phải là biện minh nữa mà là công nhận: Năm 1991, Phạm Quỳnh xuất hiện với hình ảnh trong quyển Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.
Tất nhiên không cần kể chương trình giáo dục của VNCH có dành phần cho Nam Phong và Phạm Quỳnh, phát sinh sách vở đầy dẫy phục vụ học đường. Và có lẽ ta suy đoán cũng không sai lắm, là chính nhờ trên nền tảng này mà Phạm Quỳnh đã trở lại vị trí đúng đắn của mình trên một quyển sách của Uỷ ban khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn cũ chứ không phải ở trung ương, Hà Nội, nơi còn nhiều quá khứ ràng buộc để có thể đổi thay mà không ngượng ngập.
Tuy nhiên trong khi tìm hiểu sự nghiệp Phạm Quỳnh, người ta thường chỉ đặt trọng tâm vào việc phân tích những điều đạt thành, trong tình hình tiến triển của đất nước mà ít chú ý đến các nguyên nhân tác thành qua thời gian.
Các luận văn về Phạm Quỳnh thường trình bày sự nghiệp của ông theo lối dàn trải trên bình diện rộng mà không cho thấy những tiến triển trong tư tưởng của ông, nói cách khác, các nghiên cứu đã mang tính chất tĩnh hơn là động – mà cho dù không thấy có cũng nên nói ra. Cho nên nếu lưu tâm đến một lịch sử về sự nghiệp Phạm Quỳnh thì thiết tưởng không thể bỏ qua lúc khởi đầu của ông.
Trường ốc thật ra cũng là khởi đầu đáng kể trong sự nghiệp của một con người. Chính vì thế mà người ta thường chen nhau vào các trường danh tiếng. Tuy nhiên trường Bảo hộ mà Phạm Quỳnh tốt nghiệp thủ khoa (1908), có là danh tiếng với người đương thời, vẫn không phải là nơi đào tạo người có ước vọng cao xa. Mười hai năm sau (1920 ), khi lớp sinh viên đầu tiên của trường Đại học Đông Dương tốt nghiệp, Phạm Quỳnh vẫn phải ra công đả phá lối suy nghĩ “học làm mướn”, “học kiếm tiền” của các cô cậu tân khoa.
Vậy thì ở đây phải kể lúc khởi đầu của Phạm Quỳnh là vào lúc ra đời: Trường Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ. Trong tình trạng riêng biệt của mình, chúng tôi không thể nào nắm được những dữ kiện dù đơn giản nhất về cái Viện nghiên cứu danh tiếng này, ví dụ năm thành lập chẳng hạn. Nói chi đến vấn đề tổ chức, hoạt động nghiên cứu kinh qua những giai đoạn nào, nhất là ở đây, về tình hình sinh hoạt của các nhân viên hành chính cấp dưới, để hiểu rõ môi trường Phạm Quỳnh dù muốn hay không vẫn phải ép mình vào, từ đó được mài dũa để có tiếp nhận phản ứng ra sao.
Thật là táo bạo, nhưng ở đây chúng tôi chỉ muốn đề xuất một hướng tìm tòi chứ không có tham vọng giải quyết nó. Vả lại cũng chẳng phải mình chúng tôi có ý tưởng này. Trong lúc suy nghĩ, chúng tôi đã gặp kẻ đồng điệu là ông Đoàn Văn Cầu khi ông giới thiệu Hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh (1997): “Kiến văn quảng bác của tiên sinh được hun đúc phần lớn ở Trường Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ...” Có thể coi đó là kết quả của trực giác, chợt nổi lên rồi lại chìm lấp, vì đường hướng phục vụ và tính chất thời đại đã dẫn Phạm Quỳnh đi theo lối khác nơi ông phục vụ trong chín năm trời. Người giới thiệu đã nêu lên một ý thoảng qua rồi chuyển sang chú ý đến những thành tựu to lớn khác của Phạm Quỳnh như bất cứ ai cũng phải công nhận.
Chín năm (1908 – 1917) vẫn không là lâu so với 15 năm làm chủ bút Nam Phong (1917 – 1932), 13 năm làm quan (1932 – 1945), nhưng vị trí khởi đầu thật là quan trọng. Ở VĐBC, người ta đã dùng một từ thông dụng lúc bấy giờ để chỉ vai trò của ông: thông ngôn. Và khi đi Paris, thấy mấy trường Đại học, ông cũng nhận mình “ở trường thông ngôn ra, học được mấy ông hương sư ở Tây sang.” Nghĩa là ông cũng chỉ là một công chức cấp thấp trong ngạch hành chính thuộc địa lúc bấy giờ: ngạch thư kí tập sự.
Tuy nhiên, hãy tưởng tượng Phạm Quỳnh sau khi vác đơn xin việc được cử ngay vào làm ở một toà Sứ tỉnh, hay cao hơn, làm ở Phủ Thống sứ Bắc Kì, Phủ Toàn quyền Đông Dương, tính chất hoàn toàn thư lại của những nơi ấy sẽ đào tạo ông nên con người ra thế nào? Không ở trong ngạch Tây để chờ thâm niên mà nóng ruột nhảy sang ngạch Ta để làm ông Tham, ông Huyện... thì với tham vọng của ông, chức Thượng thư hẳn đạt tới cũng không khó. Nhưng ông đã làm nhân viên hành chính của Trường VĐBC, một nơi có những hoạt động khác lạ với công sở hành chính. Sự lựa chọn này là do nguyên nhân nào thúc đẩy?
Năm 1922 nhân chuyến được cử đi tham dự cuộc “Đấu xảo” Marseilles, kể chuyện lên Paris gặp ông M. (Maitre?), cựu Giám đốc Trường VĐBC, Phạm Quỳnh nhắc chuyện ông ta lúc làm chủ khảo kì thi tốt nghiệp 1908 đã cho điểm vớt bài thi chữ Hán để ông khỏi bị đánh rớt (mà lại đậu thủ khoa!), và xác nhận rằng chính ông M. đã đưa ông vào làm việc ở VĐBC. Ở đó có những người chỉ suốt ngày lo đi đào bới đất đai hay có ngồi trong phòng cũng mân mê tượng này, hòn đá nọ... so sánh, vặn hỏi chứ không phải “sáng vác ô đi, tối vác về.” Dù có người là công chức hành chính thực sự, họ cũng để thì giờ đi dò hỏi phong tục tập quán của dân quê, nhân tiện đi kinh lí cũng ghé mắt nhìn xem đình này miễu nọ chứ không phải chỉ đánh tổ tôm tài bàn hay tệ hơn, đòi hối lộ.
Với cung cách làm việc đó, trong không khí trang trọng khác với lề lối sống bình thường gật gù ngâm thơ bình văn nhàn tản của Đông Phương đó, những tay thư lại trong Trường hẳn phải “học” được một chút gì.
Trừ những người của lớp sau như Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Huyên... đi hẳn vào khoa học nhân văn, xã hội nên không lạ với lề lối làm việc nghiên cứu, chúng ta thấy có những công chức thực sự của Trường đã bằng vào thực tế của sở làm mà bước qua ngành nghiên cứu. Phạm Quỳnh mà ở lâu năm trong VĐBC thì cũng sẽ trở thành một ông Nguyễn Văn Tố khác. Ông này mang tính chất cựu học được cải biên bởi Trường VĐBC rất rõ rệt trong sự nghiệp của mình.
Ông Nguyễn Thiệu Lâu trong một hồi kí về Nguyễn Văn Tố, tuy có ý ca tụng nhưng cũng lộ cho ta thấy một nhược điểm “nhà nho” của viên trưởng ngành hành chính này: Ông Lâu, Cao học Địa lí Sorbonne, viết bài nghiên cứu đem nạp bị ông Tố đè ra bôi quẹt sửa văn pháp, ngữ nghĩa! Ông Giám đốc Coedes cũng bị như vậy. Tất nhiên thời Tứ thư Ngũ kinh đã qua, nhưng óc tầm chương trích cú của ông Tố lại có dịp núp sau lối truy tầm tài liệu của khoa học mới thông qua những ngày ông làm việc ở VĐBC. Điều đó thấy rõ trong những bài nghiên cứu của ông trên tạp chí Tri tân cùng với những bài tranh chấp, bắt bẻ người khác. Nhóm Phong hoá Ngày nay tinh ý nhận ra tính chất rượu cũ bình mới ấy nên đã độc ác chế riễu là “ông tờ a tờ b” (từ cách đánh số trang của các sách xưa).
Phạm Quỳnh đã không ở suốt đời trong VĐBC. Nhưng “một chút” chín năm sao không có ảnh hưởng đến con người cầu học cầu tiến ấy? Thi tốt nghiệp, ông không biết chữ Hán đến nỗi bài làm bị cho điểm vớt, thế mà “sau ngày vào làm việc ... ở Bác cổ (ông đã) gia công học chữ Hán trong mấy năm”, cuối cùng 5 năm sau đã được nhận lãnh dịch sách tiếng Pháp sang chữ Hán (cùng Nguyễn Bá Trác). Ông M. nói trên, khi gặp lại đã ngỏ ý tiếc rằng Phạm Quỳnh không ở lại trường để chuyện trị về cổ học Trung Hoa và Việt Nam vì xét rằng Phạm Quỳnh “cũng có tư cách riêng về đường khảo cứu.” Rồi lại cũng chính Phạm Quỳnh thú nhận “nhiều khi tỏ ý tiếc”... Điều biện minh cho sự lựa chọn của mình chứng tỏ Phạm Quỳnh vẫn phải chịu sự ràng buộc của thời đại, lúc mà tinh thần khảo cứu vốn vẫn không phải là thứ quen thuộc với người Việt, sự nghiệp khảo cứu vẫn chưa được coi trọng để phải dấn thân cả đời vào đó. Phạm Quỳnh vẫn là một người An Nam của thời đại, cho nên một năm sau khi vào Trường, được cử làm phụ giáo Ecole des langues orientales ở Paris đã từ chối “vì mới cưới vợ.” Chút lưu luyến với VĐBC đã khiến cho ông đi thăm các Viện bảo tàng Guimet, Louvre, dân tộc học...và nảy sinh nhiều ý tưởng chỉ có thể thấy ở một người từng quen với sinh hoạt nơi khảo cứu: “Chuyến này về, có thì giờ phải nên khảo về hoạ học Trung Quốc, Nhật Bản mới được...”
Ông không thực hiện được ý nguyện bất chợt đó nhưng những kiến thức khoa học nhân văn thu thập được và tinh thần khảo cứu vẫn lộ ra trong sự nghiệp của ông. Tạp chí Nam Phong nổi tiếng với người dân thường đương thời qua tấm bích chương “Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc” trong Thế chiến I và đó cũng là bằng chứng để người Cộng sản thuyết phục quần chúng về hành vi “theo Tây” của Phạm Quỳnh và để biện minh cho việc họ giết ông. (Chớ tưởng rằng chỉ người dân “ít học” mới bị mắc lừa: Trong không khí “ái quốc”nồng nhiệt như thế cùng với khả năng chiến thắng của người Cộng sản dâng cao, không ít những nhà trí thức đã hùa theo đả phá ông.) Người Pháp cũng sử dụng hình ảnh Con rồng Annam để phục vụ cho ý đồ chính trị của họ khi ca tụng những nhân vật bản xứ có công tích nổi bật, ví dụ với trường hợp Đỗ Hữu Vị chẳng hạn. Con rồng là từ chuyện Lạc Long Quân – Âu Cơ trong truyện tích khởi đầu lập quốc của dân Việt. Và từ đó đi đến những chuyện về 18 đời Hùng Vương không xa, nhất là khi Nam Phong cổ động một tinh thần ái quốc không cắt đứt với truyền thống (hiểu theo nghĩa hình thành của một giai đoạn) qua những luận thuyết của ông chủ bút, qua những thu nhặt văn thơ, truyện tích trong quá khư,ù củng cố niềm tin bình dị đã trở thành căn bản đến lúc bấy giờ – và cho đến lúc này.
Thế mà thật ngạc nhiên khi đến gần cuối đời của Nam Phong (1931), ta còn đọc được câu này trong bài “Bàn về cái tinh thần lập quốc”:... [T]ự đời Trưng Vương, Triệu Ẩu, nước còn là bộ lạc, có lẽ cái tinh thần ấy [tinh thần lập quốc] còn phảng phất mà chưa chung đúc lại thành quốc hồn.” (Chúng tôi nhấn mạnh.) Ngược lại chín năm về trước, khi thăm điện Pantheon (Paris), ông đã đặt vấn đề “nửa huyền” (bí) trong hành trạng Hai Bà Trưng như lịch sử và truyền thuyết cũ vẫn kể. Thoát ra ngoài không khí chung của tinh thần truyền thống qua tin tưởng của dân chúng, dựng nên bởi các trí thức bản xứ như thế, hẳn là dấu vết của quan niệm lịch sử mới từ Trường VĐBC đã ăn sâu vào tâm trí ông cựu nhân viên hành chính của Trường thành một khẳng định không phai mờ qua mười mấy năm rời bỏ nó. Tuy nhiên tinh thần Trung Hoa cũ, kiến thức chung chung đào tạo ở trường Bảo hộ đã khiến Phạm Quỳnh hướng về những vấn đề tổng quát: bàn văn học, triết học, mĩ học, văn chương kim cổ.
Với chí nguyện “an thường thủ phận mà làm một nhà khảo cứu có lẽ không bằng khua môi múa mép mà làm một nhà ngôn luận”, ông đã rời Trường VĐBC, ta không thể đòi hỏi khác được. Nhưng sao ta không chịu thấy hiển nhiên là khi bàn về quốc học, nghiên cứu tục ngữ ca dao, Truyện Kiều, Phạm Quỳnh đã đứng ở vị trí trung gian giữa căn bản được đào tạo, hoàn cảnh trí thức bản xứ đương thời và sự thúc đẩy của lối làm việc từ nơi khởi đầu vào đời?
Sự lựa chọn đề tài, căn bản lí luận đã cho thấy ảnh hưởng của sự lôi kéo mới nơi ông. Bàn về quốc học (1931) ông đã không chịu theo những người khác khăng khăng để tinh thần ái quốc nồng nhiệt lấn át sự kiện hiển nhiên. Chừng mực hơn Phan Khôi nhưng cũng cứng rắn không kém, ông quả quyết dân Việt từ xưa chưa có quốc học, hiểu theo nghĩa có những tư tưởng mang tính hệ thống làm nên riêng biệt là người Việt.
Cũng không phải quá khích đến nỗi nhận rằng những tư tưởng đó phải là độc đáo, sáng tạo riêng biệt, từ trên trời rơi xuống, ông nhìn nhận mối tương quan văn hoá giữa các dân tộc là điều không tránh khỏi, nhưng theo ông, sự tiếp nhận không thể là lối bắt chước suông: Vương học của Nhật Bản không phải chỉ là bài tụng kinh sách Vương Dương Minh. Bài “Quốc học với quốc văn” (1931) có thể coi là một bài nghiên cứu về tương quan văn hoá giữa Việt Nam và Trung Hoa mà Việt là phía tiếp nhận. Ông nói đến các nguyên nhân khách quan (vị trí địa lí của hai nước, so sánh sự khác biệt với Nhật Bản), nguyên nhân nội tại ở tinh thần người Việt đã dẫn đến kết quả tiêu cực như thế nào... Chắc Phạm Quỳnh chưa lưu ý đến các tìm tòi của những nhà dân tộc học dẫn đến các lí thuyết về giao lưu văn hoá, nhưng bài viết dựa trên các sự kiện cụ thể, mang một tinh thần phân tích đáng kính phục.
Chúng ta còn lưu ý đến một chức phận khác của Phạm Quỳnh: Phó hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội (1931). Chúng tôi lại cũng không đủ phương tiện để tìm hiểu về cái hội này, nhưng danh xưng (ngày nay gọi là địa lí) bao hàm một phần lãnh vực hoạt động mà Phạm Quỳnh có thể góp phần, không phải chỉ là với hư danh chức tước: phần địa lí nhân văn. Ông hiểu rõ điều đó như khi trình bày phần dẫn nhập trong bài nói chuyện ngày 19-12-1929 ở hội này với tựa đề “Le paysan tonkinois à travers le parler populaire”. Một phần của tựa đề “Người dân quê Bắc Kì...” chứng tỏ ông biết giới hạn vấn đề khảo sát trong một khu vực nhất định, nơi một tầng lớp người nhất định. Nhưng tầng lớp này là thành phần tuyệt đại đa số của dân Việt nên cũng là tiêu biểu cho tính cách Việt gần như chưa phải thay đổi vì thâm nhiễm văn hoá, lối sống Tây Phương qua sự chuyển tiếp ép buộc của người Pháp. Ông lượm lặt những câu ca dao, tục ngữ để làm chứng dẫn về cuộc sống thường nhật ảnh hưởng đến tâm tình của một người dân quê trung châu sông Hồng được ông gọi điển hình là Nguyễn, họ thông thường nhất của dân Việt.
Chứng dẫn được trải dài từ lúc Nguyễn còn là cậu bé 7, 8 tuổi theo thấy đồ học Tam tự kinh, lớn một chút chăn trâu thổi sáo trong đồng, đến lúc thành chức việc làng ngồi ở chốn đình trung. Rồi không phải chỉ qua ca dao tục ngữ, nhân tiện ông cũng mở rộng kể về sinh hoạt đình, hội làng, cả đến một vài chi tiết lạ, theo ông, là những tục lệ còn rơi rớt từ “thời trung cổ” tới nay, ví dụ như hội làng La, vào đêm cuối nam nữ, trai gái tụ tập trong đình rồi đèn đuốc tắt hết một lúc lâu mới mở lại. Một tục lệ như thế thật không có gì trái lẽ hơn với đạo đức thanh giáo mà xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng từ lâu – và có lẽ cũng là trái với đạo đức thông thường của con người hiện tại. Thế mà con người vẫn được nhận xét là trầm mặc, kín đáo, không tránh khỏi lời chê cao ngạo, con người nho như một bậc quân tử, tây như một gentleman, con người đó sao lại chú ý – không những chú ý mà còn ghi chép, phát biểu về một thói tục “bậy bạ” chốn nhà quê, điều hơi khác thường ấy là bởi đâu? Cái “bậy” là của phạm trù đạo đức, cái “lạ” là của phạm trù khoa học, Phạm Quỳnh biết phân biệt rõ ràng, điều ấy chắc chúng ta phải tìm nguyên nhân từ những năm tháng phục vụ ở Trường Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ vậy.
Tạ Chí Đại Trường
0 Comments:
Post a Comment
<< Home