“tiền bạc”, văn chương và lịch sử
(Trước 1975, nhân chạy quanh tìm được mấy đồng tiền xưa – không xưa lắm nhưng cũng đủ gợi liều lĩnh để kẻ hèn này viết lếu láo được một tập sách nhỏ mà một phần sau 75 sửa lại đăng trong Văn học và in thành sách [Những bài dã sử Việt, Thanh văn 1996.] Nay còn một phần nữa, tủi phận, cũng muốn đòi ra tuy tác giả chờ mãi mà vẫn thấy chắc chẳng bao giờ được đi nghiên cứu ở Miền Bắc, khu vực chính yếu của đề tài này. Lại thêm sách vở cũng chẳng có bao nhiêu, không muốn làm kẻ “Đọc [duy nhất] một quyển sách”, quyển Đại Việt sử kí toàn thư, nhưng cũng không dám hù doạ người mà đành phải lôi giấy tờ cũ ra viết lại, coi như chứng tích đam mê một thời đã thoát nạn phần thư thì cũng nên lợi dụng thời thế để xuất hiện. Mặt khác, vì thói quen nhập cuộc thời thế hỗn mang, lại đi lấn đất nhà văn nhà thơ thì cũng phải sửa sang làm sao núp bóng cho được, nên xin các bậc Đại-học giả chớ chê cười.)
Tạ Chí Đại Trường
Minh-Mang-Thong-Bao Khai-Dinh-Thong-Bao
Với đề tài trên thì có thể bàn đủ thứ chuyện trên đời, từ lãnh vực đã trở thành cổ điển của Kiều “Có ba trăm lạng việc này mới xong” đến chuyện ngoài giang hồ “Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên kim.” Đành chỉ nói chuyện nho nhỏ vừa với túi tiền của mình, về đồng tiền-đồng, đơn vị trung gian trao đổi nhỏ nhất trên xóm chợ làng quê ngày xưa, vào thời mà, nghe nói lại, đổ cả đống trên lẫm thượng trong nhà, cứ mỗi lần đi chợ là bà bác lấy rổ xúc một cái, mang đi.
Đồng tiền đồng
Về hình thức thì đồng tiền có dạng tròn vành, vuông lỗ với ý nghĩa trời tròn, đất vuông, căn bản của kiến thức địa lí, thiên văn học ngày xưa, thật là xưa, được chuyển sang quan niệm siêu hình về sự an bình, hạnh phúc thường tục: mẹ tròn con vuông.
Thường thì đồng đơn vị có đường kính khoảng 24mm nhưng vì nhiều lí do, kể cả lí do ăn gian, kích thước chuẩn không thể đều đặn khít rịt như đồng tiền Mĩ ngày nay có thể nhét vào bất cứ cái máy kéo bạc nào nó cũng nuốt được hết, không chịu nhả ra, chỉ reng reng ít tiếng nhạc an ủi chủ nhân thôi.
Kích thước 24mm xê xích chỉ vì cách thức đúc thủ công đã đành mà còn vì người ta muốn đúc nhỏ để lợi nhiều đơn vị, tạo ra những vấn đề rắc rối nan giải trong hệ thống trao đổi bằng tiền từ khi nó xuất hiện trên thị trường. Vì muốn ăn-gian cho nên người ta đúc tiền bằng các thứ kim loại dễ chảy như thiếc, chì, hay trộn lẫn với kim loại chính do đó đỡ tốn công, ít hư hao, giá thành thấp rồi tung ra thị trường “mập mờ đánh lận con đen”, cứ tính theo kiểu “đếm đầu chia xâu”: một, hai, ba... một tiền, một quan là... ăn tiền.
Tất nhiên người ta cũng thấy được giá trị thấp của chúng nhưng trong thực tế chúng vẫn có lúc qua-mặt được nhiều người:
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi,
Mua rau mới hái, mua nàng [người?] đảm đang.
Tiếc thay đồng tiền trinh mua vội mua vàng,
Mua rau muống héo, mua nàng ngẩn ngơ!
(Nguyễn Văn Ngọc, Tục ngữ phong dao I, Mặc Lâm 1967, tr. 94)
Chất chính nằm trong tiền (đồng trinh/chinh) là đồng, thứ kim loại tạo nên cả một giai đoạn văn minh toàn nhân loại làm mệt công các nhà khảo cứu. Cho nên tiền ngày xưa không phải chỉ là vật trung gian trao đổi mang thuần tính cách ước lệ mà còn chứa chất giá trị riêng nằm trong bản thân của nó nữa.
Đại nạn Tam tông của Phật Giáo Trung Hoa là một minh chứng cho tương quan trên bình diện chính trị của giá trị chất đồng nằm trong các tượng và trong các đồng tiền lưu hành ngoài dân gian. Các ông vua sùng mộ đạo Phật đua nhau đúc tượng làm khan hiếm đồng bên ngoài, khiến các chùa trở thành nơi chốn đầu cơ tích trữ, thành cái đích dòm ngó thèm thuồng của nhà chính trị khi còn kém thế; và khi mạnh thế lên thì họ xông vào chùa mang tượng Phật ra đúc tiền, tạo tài sản khuynh loát thiên hạ hay để giữ vững ngôi vị của mình. Gần nhất ở ta là trường hợp Nguyễn Hữu Chỉnh với đồng Chiêu thống của ông vua Lê cuối mùa.
Giá trị chất kim loại nằm ngay trong hình thức của đơn vị tiền tệ xưa khiến cho chữ “đồng” thêm ý nghĩa kinh tế tài chính căn bản, có tầm sử dụng rộng rãi, vượt lên cả các chất kim loại cao giá hơn: đồng bạc, đồng tiền vàng. Rồi kéo dài tới ngày nay, nó trở thành đơn vị tiền tệ Việt Nam, không thấy xu, hào/cắc đâu cả mà chỉ thấy tờ giấy – hình như tờ 50 000 đồng là lớn nhất.
Gốc đồng tiền đồng là của Thiên triều Trung Hoa. Cùng là xuất phát từ Trung Hoa mà Cao Li / Triều Tiên / Đại Hàn (rắc rối quá!) và Nhật Bản đều giữ đơn vị “nguyên” của Tàu. Chữ nguyên đã thấy ở tập họp “nguyên bảo” trên tiền đồng nhưng về sau được nâng cấp chỉ giá trị của kim loại bạc và từ đó đi qua tiền giấy. Trong lúc đó, chữ “đồng” còn lại ở nước An Nam chỉ vì người ta giữ lại tên gọi từ một đơn vị trọng lượng tính cho đồng Khai nguyên thông bảo (đúc lần đầu năm 621 Đường Cao Tổ) được quy định tương đương với 1/10 lượng: 10 đồng Khai nguyên nặng một lượng. Sự kiện này phù hợp với chứng cớ về kiến thức của tầng lớp trí thức Bắc Hà ngày xưa, chỉ biết đến Đường Tống, chưa biết đến Nguyên, thời kì tiền giấy lấn át tiền đồng, về sau làm quên đơn vị “đồng” của Khai nguyên.
Cũng không nên tham lam mà kể chuyện thời Tam Hoàng, Ngũ Đế. Chỉ cần biết đồng tiền trong hình dạng gần với chuyện ta kể là xuất hiện cuối cùng của thứ tiền kim loại thông dụng ở Á Đông trước khi các hình thức Tây Phương đến thay thế.
Một mặt đồng tiền có hai chữ là niên hiệu của vua lúc đúc tiền (thường là năm đầu lên ngôi hay đổi niên hiệu), hai chữ khác thường là thông bảo, nguyên bảo... Mặt sau trơn láng, thỉnh thoảng có các chữ chỉ nơi chốn, năm thứ ... của niên hiệu đúc tiền, và có khi chỉ giá trị tương đương với đồng đơn vị: đương nhị, đương ngũ, đương thập (gấp đôi, gấp năm, gấp mười)... Có sự thống nhất trong phép đo lường xưa giữa một đơn vị tiền và đơn vị trọng lượng, cả đến đơn vị chiều dài. Cho nên từ chữ Hán đã có sự lẫn lộn, qua tiếng Việt sự phức tạp càng tăng thêm.
Về phương diện trọng lượng, chữ tiền (錢), đồng (銅) chỉ một đơn vị nặng bằng 1/10 lượng. Đồng tiền làm cục cân, đồng tiền xếp nối nhau làm đơn vị chiều dài, vì thế mới có cân non, cân già, thước non, thước già! Về phương diện tiền tệ, tiền (錢) là chữ tương đương với mạch (陌), đồng là chuyển sang Việt của văn (文), chỉ một đồng tiền. Và vì lẽ dùng chữ “tiền” để chỉ một đơn vị tính đếm nói trong một bài viết về tiền bạc bằng tiếng Việt thì dễ lẫn lộn, nên ở đây, khi nào có thể được, chúng tôi chuyển qua cấp bực quan cao hơn để khỏi gây rối rắm đầu óc. “Văn” được dịch sát là “chữ”, sinh ra biến giọng “trự” của dân Nghệ Tĩnh. Cho nên anh đồ Nguyễn Công Trứ đánh bạc gặp hên, mừng rơn:
Tưởng làm dăm trự mà chơi vậy,
Bỗng chốc nên quan cũng sướng đời!
Lại cũng là một câu chuyện về giọng ngông nghênh của nhà nho lỡ thời tự an ủi – cái loại tâm tính khẩu khí huênh hoang truyền qua cả đám dân thường chẳng biết gì là thơ với thẩn.
“Quan” là đơn vị cao nhất của tiền đồng, có đến ba chữ Hán chỉ về nó: quán, mân, cưỡng. Trong hệ thống tính đếm tiền xưa, như đã nói, thứ tự từ nhỏ tới lớn là văn / đồng tiền, mạch/tiền, quán/quan. Chữ (đồng) trinh Việt có vẻ là lấy từ nghĩa của chữ trinh Hán chỉ phần nền của vách nhà, cột nhà chuyển qua đơn vị thấp nhất của hệ thống xếp đặt tiền. Việc tính đếm Trung Hoa cũng có căn bản là hệ thống thập phân (nhất, thập, bách, thiên..., một tuần có 10 ngày.) Chính chữ mạch 陌 lúc ban đầu được mượn làm chữ bá/bách 百 (một trăm). Và một mạch có đủ một trăm như vậy gọi là mạch đủ. Song ít khi đủ lắm: Năm Đại Thông thứ 11 (Hậu Tề, 537) có chiếu bắt buộc một mạch ăn một trăm mà dân không chịu, đến cuối đời chỉ còn có 35! Chúng ta phải lưu ý là chuyện bớt số lượng chỉ nằm giữa sự chuyển đổi từ cấp bực thấp nhất (văn / đồng tiền) qua cấp bực thứ nhì (mạch/tiền), còn qua cấp bực thứ ba thì vẫn theo hệ thống thập phân (một quan có 10 tiền.) Điều đó cho ta nghĩ rằng sự thay đổi nhất thiết phải là từ trong dân chúng, trong sinh hoạt hàng ngày, nơi sự trao đổi chỉ cần đến số lượng tiền thấp, của những hàng hoá có giá trị thấp.
Thật cũng lạ. Các tên văn, mạch, quán chỉ là những quy ước tính đếm, còn giá trị thật để trao đổi nằm trong chính các đơn vị đồng tiền, vậy thì nếu chưa đủ trăm thì cứ không gọi là mạch, không đủ ngàn thì chưa gọi là quán, gọi là: tám, chín... chục đồng tiền, gọi bảy, tám mạch, mấy mươi đồng, không được sao?
Có lẽ chỉ có thể giải thích bằng một thứ tâm lí giấu chịu thực tế tầm thường, thấp thỏi, thấp kém đằng đẵng để ném mình vào ảo tưởng no đủ, cao sang trong thoáng chốc, để có thể sống được. Chưa có một trăm đồng tiền trong tay mà cứ nghĩ mình có một mạch, chưa đủ ngàn đơn vị mà cứ xỏ xâu vào dây lạt, dây mây để chứng tỏ mình có một quan đây! Đó là dạng của một thứ tâm lí vây vo, ngậm tăm xỉa răng khi không có gì trong bụng – và thành “truyền thống” vẫn ngậm tăm khi đã no đủ Tiền không-đủ mà vẫn cho là đủ có đầy dẫy trong lịch sử Trung Hoa. Cuối thời đại Lục Triều có Đông tiền một mạch ăn 80 đơn vị, Tây tiền chỉ có 70 đồng (đông, tây lấy ranh giới là kinh đô của nước Sở cũ). Nơi Kinh sư dùng trường tiền: 90. Đời Kim Thế Tông chỉ có 80 gọi là đoản tiền. Đất Ngô có tên riêng gọi là Lục thân (60), Thất thân (70).
Với nho sĩ Việt thì Trung Quốc là Tứ thư, Ngũ kinh, Nghiêu Thuấn... nhưng “vùng trời Hoa hạ” của dân chúng chỉ có một khoảnh của hạ lưu sông Dương Tử xuôi về nam, nơi phát xuất của các vua Lí, Trần, nơi có một nước Ngô trở thành quen thuộc trên cửa miệng dân chúng miền Bắc: “thằng Ngô, con đĩ” “chẳng ra ngô ra khoai gì cả” – cây ngô trong câu chuyện gần-như-tiếu-lâm về hột bắp giấu trong đít của viên sứ thần Việt đem về trồng, cho nên không thể dùng để cúng kiếng được. Vậy thì việc Trần quy định (1226) nộp cho “quan gia” phải đủ 70 đơn vị mới là một tiền (mạch), sau hồi Minh thuộc thiếu tiền đồng, Lê Thái Tổ chịu tính tiền chỉ có 50 đồng (1429) nhưng đến lúc ổn định, số đơn vị được tăng thành 60 (Thiệu Bình 1439), tất cả cho thấy rõ ràng dấu vết lục thân, thất thân của đất Ngô. Tuy nhiên dù đã là quan-không-đủ, nước ta vẫn không chịu thua Tàu, vẫn có trường tiền, đoản tiền riêng: tiền quý / cổ tiền và tiền gián / sử tiền.
Tiền quý và tiền gián
Chứng cớ rành rẽ là của Lê Quý Đôn (Vân Đài loại ngữ, Phạm Vũ – Lê Hiền dịch, Sài Gòn 1973, trang 444): -Một mạch sử tiền (tiền gián) có 36 đồng tiền đồng; -Một mạch cổ tiền (tiền quý) có 60 đồng tiền đồng; -Mười mạch sử tiền bằng 6 mạch cổ tiền, bằng một quan sử tiền; -Mười mạch cổ tiền bằng 1 quan 6 mạch 24 đồng sử tiền. Hai vế sau chỉ là suy diễn từ trên – một cách làm tính giùm cho độc giả của người xưa. Riêng hai vế đầu cũng đủ xác định tương quan đơn vị của hai loại tiền: tỉ lệ đơn vị tính đếm trên cấp bực mạch/tiền, quán/quan của quan-thiếu (tiền gián) và quan-đủ (tiền quý) là 3/5 (36/60 hay 360/600.) Vấn đề đặt ra ngay ở đây là tại sao có con số 36, tại sao không là 30, 40?
Có lẽ dân chúng căn cứ ngay trên con số 6 (đã trở thành quen thuộc) từ trên triều đình mà làm thêm một tầng cấp khác (6x6) cho hợp với tình hình thực tế thiếu thốn của mình. A. Schroeder (Đại Nam hoá tệ đồ lục – Annam, Etude numismatique, Paris 1905, trang 61) hẳn sử dụng một bản Vân Đài loại ngữ khác, cho biết quy định trên là từ tháng 10âl. niên hiệu Quang Thuận thứ 8 của Lê Thánh Tông (1467).
Tại sao có quy định như thế? Đương thời ở Đại Việt đã xảy ra chuyện như thời Hậu Tề trước kia chăng? Dân không theo lệnh năm 1439, đã dùng một thứ đoản tiền cho riêng mình và Lê Thánh Tông trong cố gắng thể chế hoá phép nước nên đành công nhận thói tục bằng một văn bản chăng? Sử sách của ta vốn hà tiện lời thì đành phải dừng lại ở chỗ phỏng đoán vậy. Ta lại còn phải suy đoán thêm về các từ ngữ được sử dụng.
Lê Quý Đôn là người của thế kỉ XVIII, các danh từ chỉ các loại tiền đó vẫn thường được thấy trong thế kỉ XVII, XVIII nhưng người của thế kỉ XV có dùng chữ tiền gián, tiền quý, tiền cổ, tiền sử giống như những nhóm từ định-loại đó vào thời gian sau không, bởi ta thấy trong đó có những nhóm từ mang nghĩa rất mơ hồ? Cho rằng chúng đã được sử dụng từ thế kỉ XV, nhưng nội dung của chúng có biến đổi theo năm tháng – hay có khi đã chuyển đổi cả hình thức trong trường hợp này không? Cổ tiền, tiền cổ, tiền xưa, tưởng là dễ nhận ra ý nghĩa nhất, nhưng như thế nào để được gọi là “tiền cổ”?
Lê Thái Tông khi quy định một quan ăn 600 đơn vị hẳn là để chỉ trước tiên vào các đồng Thuận thiên của cha mình, các đồng Thiệu bình, Đại bảo của chính mình, nghĩa là các thứ chẳng có thể gọi là “cổ”. Nếu muốn chỉ chung tiền niên hiệu của các vua trước, vơ vào cả các niên hiệu của Thiên tử phương Bắc (tiền chắc chắn là tốt) thì khá đúng với thực trạng rất nhiều tiền Trung Quốc trong các lô tiền còn tốt thấy được từ trong đất ngày nay. Nhưng sao trong mộ cổ Gò Mun, người ta sắp từng cọc 36 đơn vị của Thái bình thông bảo, tiền của Tống Thái Tông? (Ta suy đoán mà biết chắc chủ nhân của chúng tuy báo cáo khai quật không nói rõ.)
Con số trên là đủ cho một tiền gián tiền. Cổ tiền đấy, sao không sắp từng cọc 60 đơn vị? Tiền chôn theo người chết là để ăn đường, để hối lộ khi qua Quỷ Môn Quan mà đưa tiền-thiếu thì hàng quán nào nhận, quỷ sứ nào bỏ túi rồi không quất thêm một roi? (Coi hàng quán, quỷ sứ của Âm ti là thứ của nhân dân [ma] cũng được, nhưng lỡ phải nộp thuế cho Ngọc Hoàng thì có phải xỏ xâu lại từng 600 đơn vị không?) Chữ tương đương với cổ tiền là quý tiền / tiền quý. Thấy tương đương với tiền cổ, người ta dễ dàng nghĩ quý là “quý giá” nhưng không phải.
Trong hoàn cảnh riêng lúc này, chúng tôi chỉ thấy nó xuất hiện năm 1625 trong sử với bản chữ Hán kèm theo (Toàn thư, bản Chính Hoà, Hà Nội 1993, phần của Phạm Công Trứ, tập III, trang 328, 329, tập IV, 8b, 9a. Phan Huy Chú cũng có nhắc trong Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch Hà Nội 1992, phần Quốc dụng chí, trang 229. Tất cả đều căn cứ trên một lệnh, chi tiết hơn, may còn văn bản được dịch trong Lê triều chiếu lệnh thiện chính, Sài Gòn 1961, trang 68-71.) Nội dung lệnh đó nói về thuế thân nên các dịch giả có khi dùng chữ thuế thân thay vào. Và đó là chữ quý 季 chỉ tam cá nguyệt, mùa. Vì đó chúng ta có thể nghĩ rằng tiền quý không phải chỉ riêng thuế thân mà còn là thuế ruộng, nói rộng ra, tất cả các thứ thuế nộp cho triều đình. Phỏng đoán không phải là vô căn cứ và nhân đó ta có thể suy ra lí do ghép-đôi với cổ tiền còn mãi đến về sau. Từ thời Lê Trung hưng (thế kỉ XVII, XVIII), những quy định về thuế má, tặng thưởng có lúc nói sóng đôi tiền quý, tiền gián, hoặc chỉ nói riêng đến việc thu tiền quý cho nhà nước thôi.
Lệnh năm Thiệu Bình thứ 1 (1434), Hồng Đức thứ 17 (1486) tuy chỉ là cấm người coi kho, người thu nhận không được chọn lựa tiền quá gắt, nhưng rõ ràng không có phân biệt loại tiền đồng nào, miễn bằng đồng là được. Và cũng cho ta ngầm hiểu là nhà nước thu theo quan-đủ (600 đơn vị.) Từ 1226, Trần đã quy định tiền tỉnh mạch trong dân chúng là 69, còn tiền thượng cung, dâng lên trên, phải đủ 70, thì không lẽ ông Lê Thánh Tông chịu thiệt, cứ để dân chúng theo thói tục riêng mà nộp chỉ có 36 đồng một tiền? Căn bản lợi tức của nhà nước ngày xưa chỉ có ruộng đất và thân xác người dân, vậy thì cách thu đủ như vậy đã khiến cho chữ tiền quý đi vào trong cấp bực quan-đủ.
Chuyện thắc mắc về cách xếp đặt tiền cổ theo quan-thiếu trong mộ cổ Gò Mun ở trên chứng tỏ vào lúc đó người ta chỉ quan tâm đến cách tính đếm tiền mà không nghĩ đến sự phân biệt phẩm chất của loại tiền sử dụng. Điều này đã khác đi theo với thời gian. Chữ tiền gián với nghĩa rõ ràng là “tiền xấu” xuất hiện trong sử vào năm 1528, khi sử quan nói về việc Mạc Đăng Dung đúc tiền đồng pha kẽm, sắt sau khi đúc Minh đức thông bảo theo kiểu tiền xưa, không được thành công. Chữ “gián” 閒 có nghĩa là “xen lẫn”, “lẫn lộn”, “chỉ cách nhau một tí.” Ở đây sử gia lại là người của thế kỉ XVII (Lê Hi hay Phạm Công Trứ) nên họ có thể sử dụng một từ cũ mà mang ý nghĩa mới, tệ hơn, từ “cách nhau một tí” không đáng quan tâm, đã chuyển sang “lẫn lộn” để chỉ loại tiền xấu đó theo với sự đồng thuận của thời đại.
Tiền gián đến đây có thể nói là thuộc về một thứ tiền hầm-bà-lằng, miễn có sắc đồng, vành tròn lỗ vuông, của chính thống cũng được, nguỵ cũng xong, chính tà khó phân bởi vì người dân đúc lậu thì gọi là tiền giả, nhưng chính nhà nước cũng đúc tiền lấy danh xưng của các thứ đang lưu hành, nấp dưới uy tín có sẵn của chúng. (Trong lệnh 1743 cho thấy Lê Trịnh đúc tiền Tống mà, nói theo kiểu ngày nay, lại còn ép dân chúng phải chấp nhận sự sang đoạt “bản quyền” đó khi buộc người ta không được loại bỏ.) Chắc cũng hiểu thứ tiền rắc rối đó được dân chúng chấp nhận, nên các dịch giả ngày nay thường giải thích, chuyển chữ sử tiền / tiền sử thành nghĩa “tiền thường”, “tiền thông dụng” (tuy vẫn có sự lộn xộn là chính văn đôi khi vẫn dùng chữ “thông dụng tiền” để chỉ cả tiền cổ lẫn tiền sử.) Vậy có lẽ từ khi Lê Thánh Tông chấp nhận (1467) lối tính quan-thiếu (360 đơn vị) của dân chúng chỉ ở sự khác biệt về số lượng đối với quan-đủ (600 đơn vị) thì đến thế kỉ XVII, XVIII, loại tiền nằm trong quan-thiếu đã có sự chênh lệch về giá trị tự thân (giá trị chất đồng) đối với tiền nằm trong quan-đủ.
Cả hai ý nghĩa quan đủ, quan thiếu, vừa theo lối tính đếm đơn vị vừa theo cách xác định giá trị, thấy trong câu chuyện “đùa bỡn văn chương” của hai nhân vật sống ở thế kỉ XVIII, XIX: Phạm Đình Hổ và Hồ Xuân Hương.
Ta không cần minh định tính xác thực lịch sử của loại chuyện tiếu lâm này. Chúng chỉ là dấu vết ẩn ức tình dục, không phải chỉ riêng cho Hồ Xuân Hương như nhiều người nghĩ đến và có khi mượn S. Freud đưa ra làm luận thuyết, mà là chung cho cả nhiều thế hệ nho sĩ vốn chịu đựng một thứ Khổng Giáo mang tính duy lí từ chương gay gắt trong lúc bản thân vẫn sống trong một xã hội thôn dã tràn trề tính dục. Trong câu chuyện trên, “bà” hỏi mượn “ông” năm quan, ông chắc vừa tiếc tiền (“Bắc thang lên hỏi ông trời, Những tiền cho gái có đòi được không?”) vừa sợ mất “gái”, nên chỉ đưa có ba quan. Đến khi bị bà vặn hỏi:
Sao nói rằng năm lại có ba?
Trách người quân tử hẹn sai ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
Nhớ hái cho xin nắm lá đa.
Ông cũng núp bóng nhân dân, truyền thống, nhưng vặn vẹo truyện tích chú Cuội, trả lời khiêu khích dẫn dụ:
Rằng gián thì năm, quý có ba,
Bởi người thục nữ tính không ra.
Ừ, rồi thong thả lên chơi nguyệt,
Cho cả cành đa lẫn củ đa.
Nếu chọn theo lối tính đếm đơn vị thì đưa 3 quan-đủ cũng tức là đưa đủ 5 quan-thiếu, quan nào cũng là quan, có dối trá chút nào đâu! Nếu chọn theo lối tính giá trị thì 3 quan tiền quý (tốt) đã là 5 quan (tiền gián) rồi, nay tôi đưa “người thục nữ” 3 quan tiền tốt, giá trị cũng bằng số lượng hỏi mượn (quan nào cũng là quan), có thiệt thòi chút nào đâu! Còn muốn vơ hết về mình để được cả hai đằng (tiền tốt đồng thời với số lượng nhiều) thì hãy cứ có dating để bù phần thiệt thòi cho tôi!
Lối tính toán này không phải chỉ có trong chuyện tiếu lâm mà đã được nhà nước Lê Trịnh thu xếp với nhân dân rất là cửa quyền, đầy tính năng động, sáng tạo. Nhưng trước hết hãy xét vì sao có sự kiện đậm thêm tính chất tiền xấu trong ý nghĩa về loại tiền gián. Muốn hiểu được điều này lại phải nhờ “người nước ngoài”. Giáo sĩ A. de Rhodes (A. Schroeder, sđd, trang 323, 324) thuật lại: “Những đồng tiền lưu hành ở Tunquin [Đàng Ngoài] gồm có hai loại lớn và nhỏ. Loại lớn được tiêu dùng đồng loạt khắp nơi trong xứ và phần lớn được mang vào do thương buôn Trung Hoa cùng thương buôn Nhật Bản hồi trước. Nhưng loại tiền nhỏ chỉ lưu hành trong kinh đô và 4 tỉnh chung quanh, và không dùng ở các tỉnh khác trong xứ; xứ Cochinchine [Đàng Trong] cũng không dùng. Tiền này chắc là đem vào khi 4 tỉnh chính này cách biệt với các tỉnh khác bởi cuộc loạn mà tôi đã nói ở trên [phân tranh Lê Mạc]...” “... Ba đồng tiền lớn giá bằng 5 đồng loại nhỏ...(chúng tôi nhấn mạnh.) (Tiền lớn) xỏ trong dây... theo đó mỗi xâu có 600 đồng hay 10x60, được đánh dấu rõ ràng sau 60 đồng như vậy.” May mắn làm sao, khi phối hợp thêm với bằng chứng của Lê Quý Đôn lấy từ sự kiện ở Đàng Trong, ta biết được cỡ tương đối của ba loại tiền. Ông Tham quân vào lo liệu việc hành chính ở Phú Xuân vừa chiếm được, có nhận xét (1777) về tiền Hà Tiên, đã gọi chúng là “tiểu gián tiền”.
Tiền An pháp, Thái bình của Mạc Thiên Tứ nay còn lại có đường kính khoảng 20, 21mm, tiền niên hiệu Trung Quốc mà A. de Rhodes ghép vào “loại lớn” (cổ tiền) có cỡ xê xích 24mm, vậy thì tiền gián ở Đàng Ngoài của các thế kỉ XVII, XVIII là ở giữa hai giới hạn kia. Có thể nhìn kĩ hơn về giới hạn đó. Tiền niên hiệu Việt, có lẽ vì xuất thân ở nước nghèo nên thường không lớn như tiền đồng loại của Trung Quốc. Giới hạn 23mm là thường thấy nhất. Vậy có lẽ phải đẩy giới hạn kích thước của tiền gián Đàng Ngoài về phía 21mm của An pháp. Tuy Lê Quý Đôn gọi An pháp là “tiểu gián tiền” nhưng có thể thấy hai loại không xê xích nhau bao nhiêu. Hoặc Lê Quý Đôn nghĩ tới loại An pháp nhỏ (20mm), hoặc tiềm thức của ông quan chiếm đóng khiến ông hạ giá chúng, nhìn thấy chúng nhỏ hơn tiền Đàng Ngoài chăng? (Ông đã từng chê bai quan quyền, dân chúng Đàng Trong xa hoa, phung phí rất mực.)
Dù sao thì đối chiếu với những bằng chứng phát hiện ngày nay, ta thấy tiền nhỏ Đàng Trong cũng đồng cỡ với tiền gián Đàng Ngoài. Nếu không như vậy thì làm sao ta lại thấy có đồng An pháp trong mộ ở Mường Thanh xa xôi, heo hút, cùng với những đồng tiền trên Miền Bắc mà tuy không thấy hạng hình tả vẽ nhưng chỉ nghe đến tên, ta đã biết là tiền cỡ nhỏ: Chính nguyên pháp bảo, Trị bình thánh bảo, nguyên bảo, Thánh nguyên thông bảo... (“Tiền đúc ở Đàng Trong...” Những bài dã sử Việt, sđd, trang 284.) Chúng tôi cũng từng thấy đồng Vĩnh định thông bảo mà chúng tôi cho là của Đàng Ngoài, cùng dạng hình với một số có danh hiệu khác, các tiền đó cũng không lớn hơn An pháp, tuy là kiểu thức đúc đẹp hơn.
Dạng hình của tiền gián đến lúc này có vẻ đã rõ rệt đối với chúng ta hơn rồi vậy. Vì thấy có sự chuyển dịch ý nghĩa của tiền gián qua nhiều thế kỉ, nên ta cũng táo bạo xem thử có sự chuyển đổi nào ở cách nhìn sử tiền, một tên khác của gián tiền, của dân chúng các thế kỉ XVII, XVIII không. Nếu phỏng đoán của chúng ta đúng thì trong trường hợp này sự chuyển đổi có vẻ phức tạp hơn, không chỉ dừng lại ở nội dung khó nắm bắt mà cả ở sự thay thế từ ngữ đi theo với xuất xứ hiện vật. Ta biết những “tỉnh” (province) mà A. de Rhodes nói tới là những vùng chung quanh thủ đô Thăng Long: Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, (“bốn tỉnh chính”) và Thanh, Nghệ (“các tỉnh khác”). Danh xưng công quyền gọi chúng là “trấn”, nhưng dân chúng đến gần đây vẫn gọi chúng là “xứ” theo vị trí phương hướng: xứ Đông, xứ Đoài, xứ Nam, xứ Bắc, và đặc biệt: xứ Thanh, xứ Nghệ. Lê Quý Đôn khi nói về tiền Đàng Trong cho biết dân Nghệ gọi cổ tiền là “thư tiền”, tiền cái, tiền to, như vậy cũng nối tiếp – mà không biết đến ý của A. de Rhodes là tiền nhỏ “không dùng ở các tỉnh khác” (nghĩa là Thanh Nghệ.) Vùng này trong phân tranh Lê Mạc thuộc riêng về Lê. Thăng Long cùng với Tứ trấn, cách biệt với Thanh Nghệ vào thời kì có loại tiền nhỏ lưu hành mà khởi đầu dung dưỡng là từ trên triều đình với Mạc Đăng Dung đúc và cho dùng loại kém giá trị (pha tạp chất mà căn bản vẫn là đồng) khiến sử quan phải dùng đến chữ tiền gián để chỉ chúng. Vậy có phải sử tiền / tiền sử đến lúc này đã trở thành xứ tiền / tiền xứ của các xứ Đông, Đoài... lỏng lẻo với quyền trung ương nên tiền nhỏ, tiền xấu dồn dập phồn tạp ảnh hưởng đến tên gọi có trước không? Đã nói, dịch giả ngày nay gọi sử tiền là tiền thông dụng, đúng với một nghĩa của chữ “sử” Hán (使) nhưng chữ này cũng còn được đọc là “sứ” (giả). Chữ “xứ” Hán (處) viết khác nhưng cũng lại được dùng cho chữ “xử” (trí). Hai tập họp từ Hán đã có cùng sự chuyển biến về cách đọc, dẫn đến những từ chỉ hai sự việc khác nhau. Nhưng trong dân chúng thì vẫn có sự lẫn lộn âm của s và x, nghĩa là sử, sứ, xử, xứ được phát ra ngoài cửa miệng lúc đầu, vẫn giống nhau.
Có thể nào dân chúng Đàng Ngoài của thế kỉ XVII, XVIII khi chỉ một loại tiền hiện diện trước mắt, đến từ Tứ trấn, đã gọi là “tiền xứ” mà nhà nho, người cầm quyền cứ dùng chữ cũ, hoặc bởi thói quen không chịu thay đổi, hoặc bởi thấy giọng đọc không có khác nên không cần thay đổi chữ viết cho đúng với nội dung mới? Vậy thì sự phức tạp đã xảy ra từ quy định của quá khứ và thực tế đương thời khiến cho tương quan giữa tiền quý và tiền gián ở các thế kỉ XVII, XVIII càng thêm phần phức tạp, không phải chỉ dừng lại ở sự chênh lệch về tổng số tính đếm.
Lê Quý Đôn phân biệt trong Vân Đài loại ngữ: “Công tư tiêu dùng, ban thưởng hay cấp phát đều kể theo sử tiền, mà thu nộp thuế thì kể theo cổ tiền; sử tiền chỉ dùng về việc mua bán trong dân gian mà thôi.” Tuy các lệnh của các năm Vĩnh Thọ thứ nhất (1656), Cảnh Trị thứ 8 (1669) có nói rõ: “ Quan dân mua bán thông dụng cổ tiền, sử tiền...”, “... đều dùng cổ tiền, sử tiền, trừ tiền chì, thiếc, gang, sắt...” nhưng rõ ra là có sự dè bỉu tiền sử/gián, như ví dụ ở chuyện quy định tiền thưởng thi bắn năm Chính Hoà thứ 10 (1669): Tiền gián chỉ để thưởng cho những người bắn súng hạng bét, còn các hạng trên đều được thưởng cổ tiền. Và triều đình cũng chỉ kể cổ tiền / tiền quý khi thu vào kho đụn: Nha môn xét kiện lấy tiền công gọi là “lễ đảm” (1659); làng xã theo hương ước không theo lệnh triều đình cho lính về hưu sớm, phạt (1681); quan được thăng chức phải có lễ tạ (1720); nạp kiện mà bỏ ngang không đi hầu, phạt (1718); lính nhập ngũ rồi mà được vào hầu hạ (phủ Chúa) phải nạp tiền (1733); tất cả đều là tiền quý, cổ tiền.
Chính quyền Lê Trịnh dùng tiền gián cấp tiền tuất cho các quan văn, vũ, giám ban, tôn thất, quận chúa, cung tần, nghĩa là những người trong và quanh Phủ liêu. Đó là các năm Bảo Thái thứ 2/1721, Bảo Thái thứ 5/1724, Vĩnh Khánh thứ 4/1732, Vĩnh Hựu thứ 5/1749. Tiền thờ cúng cấp ở các năm Bảo Thái thứ 3 (1722), Vĩnh Khánh thứ 4 (1732) cũng bằng gián tiền nhưng đến năm 1767 thì lại phát bằng cổ tiền. Có vẻ điều này trùng hợp với lúc tiền đồng (tốt) dồi dào nhờ khai thác lại mỏ Tụ Long (1757), khai thác các mỏ ở Thái Nguyên, Hưng Hoá, ở Lạng Sơn (1759), thu thuế hai mỏ đồng ở Hưng Hoá (1759).
A. de Rhodes có mặt ở Đàng Ngoài từ 1627 nếu thấy đang thi hành một lệnh đóng thuế thân đưa ra hai năm trước đó (Vĩnh Tộ thứ 7, 1625) chắc cũng phải điên đầu. Về điều này chúng ta có ba tài liệu: LỊch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (bản dịch Hà Nội 1992, tập II, tr. 229), Toàn thư phần của Phạm Công Trứ (TT, tập III, tr. 329) và Lê triều chiếu lệnh thiện chính (Nguyễn Sĩ Giác dịch, Sài Gòn 1961, tr. 68-71), riêng hai bản sau có kèm phần chữ Hán để ta đối chiếu thêm với lời dịch. Theo đó, tiền thuế thân của dân Tứ trấn Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương, hạng lánh đóng mỗi năm 3 quan 5 tiền, hạng quân 1 quan 5 tiền, hạng dân 1 quan 2 tiền 30 đồng, hạng (ưu đãi) 1 quan, hạng bất cụ 8 tiền. Chữ “ưu đãi” trên là dùng để tạm chỉ một lớp người trong làng xóm mà cả ba tài liệu có phần mâu thuẫn với nhau, không phải là điều đáng quan tâm ở đây. Lệnh trên ghi từ hai sử gia Phan Huy Chú và Phạm Công Trứ chỉ nói trống trơn về một loại tiền phải nạp, tuy ta có thể chắc chắn đó là tiền quý, cổ tiền.
Lê triều... cho ta thêm bằng cớ vì ngoài việc thêm chữ “cổ tiền” có nói rõ số tiền gián các hạng phải nạp: hạng lánh 7 quan (gián tiền), hạng quân 3 quan 3 tiền, hạng dân 2 quan 5 tiền, hạng ưu đãi 2 quan, hạng bất cụ 1 quan 6 tiền.
Chú ý so sánh kĩ hơn ta sẽ thấy sự lộn xộn khó hiểu trong tương quan tính đếm này cùng với sự bất nhất của các tài liệu. Hãy chuyển sự quy định tương đương trong hai bảng thuế trên theo cách xếp tất cả về hàng đơn vị. Nếu nạp cổ tiền: 1. Hạng “lánh” đóng 2 100 đồng, hay 2 520 đồng gián tiền ; 2. Hạng “quân” đóng 900 đồng, hay 1 188 đồng gián tiền; 3. Hạng “dân” đóng 750 đồng, hay 900 đồng gián tiền; 4. Hạng “ưu đãi” đóng 600 đồng, hay 720 đồng gián tiền; 5. Hạng “bất cụ” đóng 480 đồng hay 576 đồng gián tiền. Nhìn sự tương đương quy định các hạng phải nạp thì, trừ hạng quân, con số chỉ tiền gián gấp đôi con số chỉ về cổ tiền (ví dụ 3 quan 5 tiền cổ tiền và 7 quan gián tiền...) Nhưng nếu chiếu theo quy định gấp đôi đó áp dụng cho hạng quân thì họ chỉ phải đóng có 3 quan tiền gián, nghĩa là 1 080 đồng chứ không phải là 1188 đồng.
Cứ theo suy nghĩ bình thường, một điều luật phải có tính cách nhất quán trong từng phần một, có biệt lệ tất nhiên phải được dành riêng, hoặc giải thích, nếu cần. Vậy có thể là Lê triều... đã bị chép sai ở đây: hạng quân 軍 chỉ phải đóng có 3 quan gián tiền mà thôi. (Cái đuôi 3 tiền có thể theo đà quáng mắt, lỡ tay mà chui vào văn bản mà thôi.) Thường trong các bản dịch người ta dùng ngay chữ “lính” thông dụng ngày nay để dịch chữ “lánh hạng” của văn bản cũ khiến dễ gây lầm lẫn, nhất là khi kề sau đó có hạng “quân” với chữ ngày nay cũng có nghĩa là lính. Chữ “lính” ngày nay có thể từ chữ lánh nọ nhưng nếu cho chúng có nghĩa tương đương là ta đã hiểu lệch thời đại.
Chữ “lánh” (另) có từ lệnh lập sổ đinh năm 1470 để chỉ một “hạng người riêng biệt” theo ý nghĩa chữ Hán của nó. Lê Thánh Tông lập điển lệ lớn dùng được cả ở đời sau, nhưng cấp thời là vét người chuẩn bị đánh Chiêm Thành năm sau, nên “xếp riêng” một hạng tráng đứng trên đầu các hạng quân, dân, lão, cố cùng khác. Vậy thì “lánh tráng” không phải là “lính tráng”, có thể bị lôi đi cho chiến dịch 1471, nhưng vào thời bình chỉ là một người dân (hiểu theo nghĩa ngày nay), một thanh niên được xếp vào hạng nhất trong ứng tuyển quân vụ. Vì thế anh ta mới phải chịu thuế thân, chứ nếu đi lính thật sự thì anh ta đã được cấp phát ruộng lính rồi! Phạm Công Trứ viết rõ “lánh hạng vô tòng chinh nhân” bị người dịch chuyển qua “hạng lính không tòng chinh” trở nên vô nghĩa với người ngày nay. Lính không tòng chinh sao gọi là lính? Còn nếu nói “lính không tòng chinh” (TT dịch) hay “lính không đi trận mạc” (Nguyễn Sĩ Giác dịch) có nghĩa là lính đồn trú, lính chưa gặp giặc, phân biệt với lính đang hành quân hay đang giáp trận , thì chắc người thâu thuế phải điên cái đầu!
Các lệnh trong Lê triều... có viết rõ “lính” theo nghĩa ngày nay là “binh” hoặc “lánh binh”. Và anh lánh trừ bị này phải là con nhà, nếu không giàu thì cũng phải có tiền của. Ngày xưa, cả đến thời Nguyễn (ít ra là trên giấy tờ chỉ dụ chính thức), làng xã không được bắt người nghèo đi lính, chứng cớ là có hạng “cố cùng” để riêng trong lệnh kiểm tra người của Lê Thánh Tông kia. Và vì thế ”quân” là hạng trừ bị số 2. Lệnh phân loại người của Lê Thánh Tông (mà thời Lê Trung hưng còn theo) có chi tiết cho thấy rõ sự phân biệt trước sau, nặng nhẹ của hai hạng lánh, quân này.
Nhưng vấn đề “tiền bạc” ở đây lại khiến gây ra thắc mắc khác. Nơi phần thứ hai quy định cho tiền gián trên kia, chúng ta tính ra số lượng tiền đồng người dân phải nạp, riêng theo chuẩn tính đếm của tiền gián: 360 đơn vị một quan, theo lối tính “gấp đôi” giản dị của nhà nước. Nhưng nếu tính theo tương quan giá trị của cổ tiền / gián tiền: 5/3 (như bằng chứng của A. de Rhodes trong cùng thời gian đó) thì số tiền gián đem nạp tương đương với (cổ) tiền quý đã quy định, phải cao hơn nhiều. Theo thứ tự các hạng, đó là: 3 500 thay vì 2 100, 1 500 thay vì 900, 1 250 thay vì 750, 1 000 thay vì 600, 800 thay vì 480 đơn vị. Rõ ràng nhà nước Lê Trịnh lúc đó đã không theo mức chuẩn có lợi cho mình này. Dân chúng đương thời chắc là lấy tiền gián có sẵn đem ra nạp thuế chứ không dại gì phải lo chạy vạy bù thêm tiền gián, đổi ra tiền quý cho được lòng cấp trên.
Lấy tiêu chuẩn “gấp đôi” thiệt thòi ở trên, chính quyền có ý định gì? Chắc chúng ta chỉ có thể căn cứ vào lời của Phạm Công Trứ, rằng lệnh đó là “định quy mô cai trị thời bình.” Có lẽ Trịnh Tráng mới lên nối nghiệp cha, vừa muốn có thu nhập cho việc điều hành đất nước, vừa e dè bất mãn của dân chúng sau bao năm loạn li mới giành lại được chút an bình, nên định thuế kèm những điều kiện khá cởi mở: Trong lệnh đó có thêm điều khoản chỉ thâu có 7/10 số thuế đã định “để tỏ ý rộng rãi thương dân” (Phan Huy Chú.) Ý định lấy nhẹ thuế tỏ rõ trong việc đưa ra chuẩn bằng cổ tiền để dân chúng có bằng cớ so sánh và tự do chọn lựa cách thức nạp thuế có lợi cho mình vì tờ lệnh “cấm các quan phụ trách thu thuế... không được lạm thu tiền quý” (Phạm Công Trứ.) Có sự lẫn lộn trong từ ngữ sử dụng khiến ta có thể nghĩ rằng điều trên là ngăn chặn các quan tham nhũng, lạm thu tiền thuế thân nhưng vì có thêm chi tiết tiền gián nên ta nghĩ rằng đó là lệnh “không được lạm dụng thu (loại) tiền quý”. Loại một quan tiền tốt, 600 đơn vị. Cũng có thể lí do giản dị hơn: “gấp đôi” là để tiện tính toán! Lệ đã thành hình thì thời sau cứ tiếp tục: Năm Thịnh Đức 6 (1657), có lệnh về nộp tiền cho toán duyệt tuyển (điều tra hộ khẩu), “nếu không có cổ tiền 1 quan thì nạp sử/gián tiền 2 quan.” Vậy mà tương quan tiền quý tiền gián còn bị khủng hoảng vì một loại tiền khác: tiền kẽm.
Đây là nói chung để chỉ loại tiền khác chủng loại đồng, hiện diện thường xuyên nhiều nhất, chứ từ lâu trong nước vẫn có các thứ tiền gang, sắt, chì cùng lưu hành. Kim loại kẽm (và hợp kim của nó) có độ nung chảy thấp nên dễ có việc đúc trộm, và chính triều đình trong quá khứ cũng từng tham gia (lệnh đình chỉ năm 1325 của Trần Minh Tông.) Lê Trịnh trong thế kỉ XVII theo truyền thống từ Lê sơ, đã ra nhiều lệnh không công nhận các loại tiền khác ngoài thứ “có chữ đồng” (Lệnh 1658.) Lệnh 1662 kèm các chỉ thị thi hành kiểm tra trên dưới trong ngoài, cấm dân các xã có phép đúc tiền đồng không được nhân dịp mà đúc các loại khác. Năm sau (1663) gắt gao hơn, không những cấm mà còn bắt buộc thu đổi, bù lại bằng một số tiền đồng ít hơn để lệnh tiêu huỷ tiền kẽm có hiệu quả hơn. Thế mà triều đình không những không buộc được dân chúng theo đúng chính sách đề ra mà còn bị lôi cuốn theo làm tình hình tiền tệ đương thời rối rắm thêm.
Chúng tôi từng suy đoán Lê Trịnh có đúc các đồng Vĩnh trị (1676), Chính hoà (1680), nhưng chỉ có thể dựa vào các mẫu thấy được ở Đàng Trong (“Tiền đúc ở Đàng Trong...”, Những bài dã sử Việt, trang 335.) Chứng cớ tiền kẽm của triều đình là ở lệnh năm 1741: “Cấm kén chọn tiền kẽm (vì triều đình)... đúc tiền lớn nhỏ không đều, nhiều đồng mỏng quá... dân gian không cứ lớn nhỏ, đều chê là tiền xấu...” Điều này là để nói về các đồng Vĩnh trị, Chính hoà ở trên chăng? Năm sau (1742) vẫn còn nhắc việc cấm kén chọn tiền kẽm. Rồi trở lại việc nhà nước đúc tiền đồng (1743) bị dân gian thừa cơ đúc trộm thêm, nhỏ hơn nên bị chê bỏ (lệnh cấm kén chọn 1745.) Những tiền đồng nhỏ này chắc sẽ nhập chung vào loại A. de Rhodes chứng kiến. Còn tiền kẽm hẳn là được đánh đồng với loại tiền gián, kém giá trị hơn tiền đồng như sau này vẫn thấy trước khi người Pháp loại bỏ, thi hành khuôn mẫu tiền tệ mới.
Thật ra thì việc rối loạn tiền tệ này từ thế kỉ XVI, không phải bỗng dưng mà có, không thể trách cứ nơi sự bất lực của nhà cầm quyền Lê Trịnh (theo cách nhìn của người đời sau) hay nơi lòng tham của dân chúng (theo cách nhìn của vua chúa đương thời.) Thế kỉ XVII, XVIII là lúc mối giao thương Đông Tây đã mở rộng với sự xuất hiện của các thương nhân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp ... đến châu Á xin mở thương điếm buôn bán, lấn chiếm đất đai và do đó cũng kích động thêm các mối giao thương có sẵn trong vùng. Nhu cầu tiền tệ trao đổi trở thành vấn đề gắt gao. Chúng ta sẽ bàn vào một dịp khác đến sự kiện tiền của các vương triều Việt đúc ra vốn nhằm mục đích khác hơn là tính toán cho nhu cầu kinh tế tài chính trong nước. Số lượng tiền thừa thãi ở Trung Quốc bị đẩy ra ngoài từ khi họ dùng tiền giấy, cũng đủ dùng ở nội địa Đại Việt, trong các chuyến buôn bán trên khu vực Á Đông, dài xuống phía nam, nhưng lại không đủ khi người Tây Phương tới. Chúng ta thấy các chúa Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài phải mua tiền của người Nhật, người Hoà Lan đúc bán, trong lúc cũng tự mình cố gắng đúc tiền riêng. Khả năng đồng không đủ cung cấp liền xoay qua đúc tiền kẽm. Loạn tiền kẽm ở Đàng Trong vào nửa sau thế kỉ XVIII (“Tiền kẽm và sự khủng hoảng tiền tệ...”, Những bài dã sử Việt, 356 - 369) xét cho cùng không phải chỉ bởi tham tâm của Võ Vương với sự xúi bẩy của một “cố vấn” Thiên triều mà là bởi khả năng kém cỏi trong việc điều hành đất nước trong một tình thế “đổi mới” không còn như khi khép kín trong khu vực nữa. Tình thế mới đó cũng đã thấy manh nha ở thế kỉ XVI trước, với nhà Mạc, với sự xuất hiện của loại tiền gián mang ý nghĩa kém cỏi của đời sau.
Họ Mạc gốc dân chài, vốn người Hải Dương, tất quen thuộc với việc giao thương hơn các nơi nào khác ở sâu trong đất liền. Cho nên Mạc Đăng Dung đúc tiền không phải chỉ để khoa trương danh hiệu một vương triều mới mà còn để sử dụng trong lưu thông. Lời sử quan phe đối nghịch (sử thần Lê Trịnh) có ngụ ý chê bai, trút tội nhưng vẫn cho ta thấy ông vua đầu đời Mạc này đã cố gắng đúc thật nhiều tiền. Ý nghĩa cầu phúc, cầu lợi thấy rõ trong việc xây dựng giữ gìn các chùa Bà Banh vùng biển (và hẳn không quên chùa Bà Banh ở Thăng Long) mang ý nghĩa cúng tế Lỗ Lường, Đĩ Dàng ngày nay còn hiện diện trên đất Chàm cũ. Danh xưng một số chùa Bà Banh đổi dạng thành Miếu Bà Chúa Ngựa còn thấy ở thế kỉ XVIII, XIX có thấp thoáng bóng ông thần Bạch Mã Thái Giám bảo trợ thương buôn trên mặt biển đã Việt hoá từ con ngựa Balaha của dân đi biển Ấn, Khmer, Chàm. Và do đó cũng không nên lấy làm lạ rằng triều Mạc đã xây dựng, thờ phụng rất nhiều hình tượng Quan Âm, vị Bồ tát cứu nạn quen thuộc mà cũng có liên hệ đến truyện tích cứu người trên mặt biển của thần Bạch Mã.
Cho nên có thể nói triều Mạc đã tiếp tục đi theo quá khứ của dòng họ mình, chủ động phát triển giao thương trên mặt biển hơn các triều trước, và vì thiếu phương tiện nên phải sử dụng một loại tiền nhỏ, kém phẩm chất mà đời sau dù chê bai vẫn không thể chối bỏ được. Đó chính là cơ sở khiến cho nhà Mạc cướp được quyền bính, tạo dựng được một nền chính thống riêng, đủ sức giằng co đương cự với Lê Trịnh trong hai phần ba thế kỉ giành làm chủ xứ Bắc.
Vậy thì từ thế kỉ XV (trở về trước bao nhiêu thì không biết) tiền quý tiền gián là cách phân biệt quy định tính đếm cho các loại tiền được coi là ngang giá. Còn có thể là từ thập niên thứ ba của thế kỉ XVI, và thế kỉ XVII, XVIII thì đó là sự phân biệt hai loại tiền khác giá trị. Lịch sử tiền gián, tiền quý không phải chỉ là chuyện của hứng khởi hay tham tâm cá nhân, dù là cá nhân cầm quyền mà là của một phần đất nước vậy.
Một quan tiền tốt
Một quan tiền tốt mang đi,
Nàng mua những gì mà tính chẳng ra?
Thoạt tiên mua 3 tiền gà,
Tiền rưỡi gạo nếp với 3 đồng trầu.
Trở lại mua 6 đồng cau,
Tiền rưỡi miếng thịt, giá rau 10 đồng.
Có gì mà tính chẳng thông?
Tiền rưỡi gạo tẻ, 6 đồng chè tươi.
Ba mươi đồng rượu chàng ôi!
Ba mươi đồng mật, 20 đồng vàng.
Hai chén nước mắm rõ ràng,
Hai bảy mười bốn [2x7] kẻo chàng hồ nghi.
Hai mươi đồng bột nấu chè,
Mười đồng nải chuối chẵn thì một quan.
Giả định rằng người làm bài trên không bị câu thúc vào âm vận để phải làm lệch tình hình thực tế chợ búa, sử gia nào có thể dựa vào các dữ kiện kinh tế khác để tính thời điểm xuất hiện của nó không? Hay, ngược lại, dựa vào yếu tố nào đó để định ra thời gian xuất hiện của bài trên mà xét tình hình giá cả thời đó không?
Riêng ở đây ta chỉ có thể làm mỗi một việc là “check” lại sự thật thà của người nội trợ đảm đang kia mà thôi.
Cộng lại:
Về đơn vị tiền: 3 gà + 1,5 nếp + 1,5 thịt + 1,5 gạo tẻ = 7,5 tiền;
Về đơn vị đồng: 3 trầu + 6 cau + 10 rau + 6 chè (trà) + 30 rượu + 30 mật + 20 vàng (mã) + 14 nước mắm + 20 bột + 10 chuối = 149 đồng.
Tất cả chỉ có 9 tiền 59 đồng thôi! Còn thiếu 1 đồng nữa mới “chẵn thì một quan.”
Người nội trợ giấu mua quà riêng hay thời đó cũng thi hành luật đời Trần (1226) có sửa đổi: tiền dâng lên vua thì một quan đủ 600 đồng còn trong dân chúng chỉ có 599 đồng, một thứ quan-đủ mà thiếu? Nhưng cũng có thể giải oan cho bà nội trợ bằng cách đổ thừa cho ông thi sĩ đồng quê quá câu nệ niêm luật. Giá ông ta chịu phá thể lục bát như điều vẫn có thể xảy ra, nếu ông ta thêm chữ “mốt” (một) vào chỗ tính “hai mươi”, “ba mươi” (ví dụ: Hai mươi mốt đồng bột nấu chè) thì đúng là có một quan đủ. Sự bứt phá khuôn khổ đôi khi vẫn là con đường đạt đến chân lí, đó là điều người ta vẫn thường ít chú ý tới. 5 Ba 2 000
---
Tạ Chí Đại Trường
Tạ Chí Đại Trường
Minh-Mang-Thong-Bao Khai-Dinh-Thong-Bao
Với đề tài trên thì có thể bàn đủ thứ chuyện trên đời, từ lãnh vực đã trở thành cổ điển của Kiều “Có ba trăm lạng việc này mới xong” đến chuyện ngoài giang hồ “Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên kim.” Đành chỉ nói chuyện nho nhỏ vừa với túi tiền của mình, về đồng tiền-đồng, đơn vị trung gian trao đổi nhỏ nhất trên xóm chợ làng quê ngày xưa, vào thời mà, nghe nói lại, đổ cả đống trên lẫm thượng trong nhà, cứ mỗi lần đi chợ là bà bác lấy rổ xúc một cái, mang đi.
Đồng tiền đồng
Về hình thức thì đồng tiền có dạng tròn vành, vuông lỗ với ý nghĩa trời tròn, đất vuông, căn bản của kiến thức địa lí, thiên văn học ngày xưa, thật là xưa, được chuyển sang quan niệm siêu hình về sự an bình, hạnh phúc thường tục: mẹ tròn con vuông.
Thường thì đồng đơn vị có đường kính khoảng 24mm nhưng vì nhiều lí do, kể cả lí do ăn gian, kích thước chuẩn không thể đều đặn khít rịt như đồng tiền Mĩ ngày nay có thể nhét vào bất cứ cái máy kéo bạc nào nó cũng nuốt được hết, không chịu nhả ra, chỉ reng reng ít tiếng nhạc an ủi chủ nhân thôi.
Kích thước 24mm xê xích chỉ vì cách thức đúc thủ công đã đành mà còn vì người ta muốn đúc nhỏ để lợi nhiều đơn vị, tạo ra những vấn đề rắc rối nan giải trong hệ thống trao đổi bằng tiền từ khi nó xuất hiện trên thị trường. Vì muốn ăn-gian cho nên người ta đúc tiền bằng các thứ kim loại dễ chảy như thiếc, chì, hay trộn lẫn với kim loại chính do đó đỡ tốn công, ít hư hao, giá thành thấp rồi tung ra thị trường “mập mờ đánh lận con đen”, cứ tính theo kiểu “đếm đầu chia xâu”: một, hai, ba... một tiền, một quan là... ăn tiền.
Tất nhiên người ta cũng thấy được giá trị thấp của chúng nhưng trong thực tế chúng vẫn có lúc qua-mặt được nhiều người:
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi,
Mua rau mới hái, mua nàng [người?] đảm đang.
Tiếc thay đồng tiền trinh mua vội mua vàng,
Mua rau muống héo, mua nàng ngẩn ngơ!
(Nguyễn Văn Ngọc, Tục ngữ phong dao I, Mặc Lâm 1967, tr. 94)
Chất chính nằm trong tiền (đồng trinh/chinh) là đồng, thứ kim loại tạo nên cả một giai đoạn văn minh toàn nhân loại làm mệt công các nhà khảo cứu. Cho nên tiền ngày xưa không phải chỉ là vật trung gian trao đổi mang thuần tính cách ước lệ mà còn chứa chất giá trị riêng nằm trong bản thân của nó nữa.
Đại nạn Tam tông của Phật Giáo Trung Hoa là một minh chứng cho tương quan trên bình diện chính trị của giá trị chất đồng nằm trong các tượng và trong các đồng tiền lưu hành ngoài dân gian. Các ông vua sùng mộ đạo Phật đua nhau đúc tượng làm khan hiếm đồng bên ngoài, khiến các chùa trở thành nơi chốn đầu cơ tích trữ, thành cái đích dòm ngó thèm thuồng của nhà chính trị khi còn kém thế; và khi mạnh thế lên thì họ xông vào chùa mang tượng Phật ra đúc tiền, tạo tài sản khuynh loát thiên hạ hay để giữ vững ngôi vị của mình. Gần nhất ở ta là trường hợp Nguyễn Hữu Chỉnh với đồng Chiêu thống của ông vua Lê cuối mùa.
Giá trị chất kim loại nằm ngay trong hình thức của đơn vị tiền tệ xưa khiến cho chữ “đồng” thêm ý nghĩa kinh tế tài chính căn bản, có tầm sử dụng rộng rãi, vượt lên cả các chất kim loại cao giá hơn: đồng bạc, đồng tiền vàng. Rồi kéo dài tới ngày nay, nó trở thành đơn vị tiền tệ Việt Nam, không thấy xu, hào/cắc đâu cả mà chỉ thấy tờ giấy – hình như tờ 50 000 đồng là lớn nhất.
Gốc đồng tiền đồng là của Thiên triều Trung Hoa. Cùng là xuất phát từ Trung Hoa mà Cao Li / Triều Tiên / Đại Hàn (rắc rối quá!) và Nhật Bản đều giữ đơn vị “nguyên” của Tàu. Chữ nguyên đã thấy ở tập họp “nguyên bảo” trên tiền đồng nhưng về sau được nâng cấp chỉ giá trị của kim loại bạc và từ đó đi qua tiền giấy. Trong lúc đó, chữ “đồng” còn lại ở nước An Nam chỉ vì người ta giữ lại tên gọi từ một đơn vị trọng lượng tính cho đồng Khai nguyên thông bảo (đúc lần đầu năm 621 Đường Cao Tổ) được quy định tương đương với 1/10 lượng: 10 đồng Khai nguyên nặng một lượng. Sự kiện này phù hợp với chứng cớ về kiến thức của tầng lớp trí thức Bắc Hà ngày xưa, chỉ biết đến Đường Tống, chưa biết đến Nguyên, thời kì tiền giấy lấn át tiền đồng, về sau làm quên đơn vị “đồng” của Khai nguyên.
Cũng không nên tham lam mà kể chuyện thời Tam Hoàng, Ngũ Đế. Chỉ cần biết đồng tiền trong hình dạng gần với chuyện ta kể là xuất hiện cuối cùng của thứ tiền kim loại thông dụng ở Á Đông trước khi các hình thức Tây Phương đến thay thế.
Một mặt đồng tiền có hai chữ là niên hiệu của vua lúc đúc tiền (thường là năm đầu lên ngôi hay đổi niên hiệu), hai chữ khác thường là thông bảo, nguyên bảo... Mặt sau trơn láng, thỉnh thoảng có các chữ chỉ nơi chốn, năm thứ ... của niên hiệu đúc tiền, và có khi chỉ giá trị tương đương với đồng đơn vị: đương nhị, đương ngũ, đương thập (gấp đôi, gấp năm, gấp mười)... Có sự thống nhất trong phép đo lường xưa giữa một đơn vị tiền và đơn vị trọng lượng, cả đến đơn vị chiều dài. Cho nên từ chữ Hán đã có sự lẫn lộn, qua tiếng Việt sự phức tạp càng tăng thêm.
Về phương diện trọng lượng, chữ tiền (錢), đồng (銅) chỉ một đơn vị nặng bằng 1/10 lượng. Đồng tiền làm cục cân, đồng tiền xếp nối nhau làm đơn vị chiều dài, vì thế mới có cân non, cân già, thước non, thước già! Về phương diện tiền tệ, tiền (錢) là chữ tương đương với mạch (陌), đồng là chuyển sang Việt của văn (文), chỉ một đồng tiền. Và vì lẽ dùng chữ “tiền” để chỉ một đơn vị tính đếm nói trong một bài viết về tiền bạc bằng tiếng Việt thì dễ lẫn lộn, nên ở đây, khi nào có thể được, chúng tôi chuyển qua cấp bực quan cao hơn để khỏi gây rối rắm đầu óc. “Văn” được dịch sát là “chữ”, sinh ra biến giọng “trự” của dân Nghệ Tĩnh. Cho nên anh đồ Nguyễn Công Trứ đánh bạc gặp hên, mừng rơn:
Tưởng làm dăm trự mà chơi vậy,
Bỗng chốc nên quan cũng sướng đời!
Lại cũng là một câu chuyện về giọng ngông nghênh của nhà nho lỡ thời tự an ủi – cái loại tâm tính khẩu khí huênh hoang truyền qua cả đám dân thường chẳng biết gì là thơ với thẩn.
“Quan” là đơn vị cao nhất của tiền đồng, có đến ba chữ Hán chỉ về nó: quán, mân, cưỡng. Trong hệ thống tính đếm tiền xưa, như đã nói, thứ tự từ nhỏ tới lớn là văn / đồng tiền, mạch/tiền, quán/quan. Chữ (đồng) trinh Việt có vẻ là lấy từ nghĩa của chữ trinh Hán chỉ phần nền của vách nhà, cột nhà chuyển qua đơn vị thấp nhất của hệ thống xếp đặt tiền. Việc tính đếm Trung Hoa cũng có căn bản là hệ thống thập phân (nhất, thập, bách, thiên..., một tuần có 10 ngày.) Chính chữ mạch 陌 lúc ban đầu được mượn làm chữ bá/bách 百 (một trăm). Và một mạch có đủ một trăm như vậy gọi là mạch đủ. Song ít khi đủ lắm: Năm Đại Thông thứ 11 (Hậu Tề, 537) có chiếu bắt buộc một mạch ăn một trăm mà dân không chịu, đến cuối đời chỉ còn có 35! Chúng ta phải lưu ý là chuyện bớt số lượng chỉ nằm giữa sự chuyển đổi từ cấp bực thấp nhất (văn / đồng tiền) qua cấp bực thứ nhì (mạch/tiền), còn qua cấp bực thứ ba thì vẫn theo hệ thống thập phân (một quan có 10 tiền.) Điều đó cho ta nghĩ rằng sự thay đổi nhất thiết phải là từ trong dân chúng, trong sinh hoạt hàng ngày, nơi sự trao đổi chỉ cần đến số lượng tiền thấp, của những hàng hoá có giá trị thấp.
Thật cũng lạ. Các tên văn, mạch, quán chỉ là những quy ước tính đếm, còn giá trị thật để trao đổi nằm trong chính các đơn vị đồng tiền, vậy thì nếu chưa đủ trăm thì cứ không gọi là mạch, không đủ ngàn thì chưa gọi là quán, gọi là: tám, chín... chục đồng tiền, gọi bảy, tám mạch, mấy mươi đồng, không được sao?
Có lẽ chỉ có thể giải thích bằng một thứ tâm lí giấu chịu thực tế tầm thường, thấp thỏi, thấp kém đằng đẵng để ném mình vào ảo tưởng no đủ, cao sang trong thoáng chốc, để có thể sống được. Chưa có một trăm đồng tiền trong tay mà cứ nghĩ mình có một mạch, chưa đủ ngàn đơn vị mà cứ xỏ xâu vào dây lạt, dây mây để chứng tỏ mình có một quan đây! Đó là dạng của một thứ tâm lí vây vo, ngậm tăm xỉa răng khi không có gì trong bụng – và thành “truyền thống” vẫn ngậm tăm khi đã no đủ Tiền không-đủ mà vẫn cho là đủ có đầy dẫy trong lịch sử Trung Hoa. Cuối thời đại Lục Triều có Đông tiền một mạch ăn 80 đơn vị, Tây tiền chỉ có 70 đồng (đông, tây lấy ranh giới là kinh đô của nước Sở cũ). Nơi Kinh sư dùng trường tiền: 90. Đời Kim Thế Tông chỉ có 80 gọi là đoản tiền. Đất Ngô có tên riêng gọi là Lục thân (60), Thất thân (70).
Với nho sĩ Việt thì Trung Quốc là Tứ thư, Ngũ kinh, Nghiêu Thuấn... nhưng “vùng trời Hoa hạ” của dân chúng chỉ có một khoảnh của hạ lưu sông Dương Tử xuôi về nam, nơi phát xuất của các vua Lí, Trần, nơi có một nước Ngô trở thành quen thuộc trên cửa miệng dân chúng miền Bắc: “thằng Ngô, con đĩ” “chẳng ra ngô ra khoai gì cả” – cây ngô trong câu chuyện gần-như-tiếu-lâm về hột bắp giấu trong đít của viên sứ thần Việt đem về trồng, cho nên không thể dùng để cúng kiếng được. Vậy thì việc Trần quy định (1226) nộp cho “quan gia” phải đủ 70 đơn vị mới là một tiền (mạch), sau hồi Minh thuộc thiếu tiền đồng, Lê Thái Tổ chịu tính tiền chỉ có 50 đồng (1429) nhưng đến lúc ổn định, số đơn vị được tăng thành 60 (Thiệu Bình 1439), tất cả cho thấy rõ ràng dấu vết lục thân, thất thân của đất Ngô. Tuy nhiên dù đã là quan-không-đủ, nước ta vẫn không chịu thua Tàu, vẫn có trường tiền, đoản tiền riêng: tiền quý / cổ tiền và tiền gián / sử tiền.
Tiền quý và tiền gián
Chứng cớ rành rẽ là của Lê Quý Đôn (Vân Đài loại ngữ, Phạm Vũ – Lê Hiền dịch, Sài Gòn 1973, trang 444): -Một mạch sử tiền (tiền gián) có 36 đồng tiền đồng; -Một mạch cổ tiền (tiền quý) có 60 đồng tiền đồng; -Mười mạch sử tiền bằng 6 mạch cổ tiền, bằng một quan sử tiền; -Mười mạch cổ tiền bằng 1 quan 6 mạch 24 đồng sử tiền. Hai vế sau chỉ là suy diễn từ trên – một cách làm tính giùm cho độc giả của người xưa. Riêng hai vế đầu cũng đủ xác định tương quan đơn vị của hai loại tiền: tỉ lệ đơn vị tính đếm trên cấp bực mạch/tiền, quán/quan của quan-thiếu (tiền gián) và quan-đủ (tiền quý) là 3/5 (36/60 hay 360/600.) Vấn đề đặt ra ngay ở đây là tại sao có con số 36, tại sao không là 30, 40?
Có lẽ dân chúng căn cứ ngay trên con số 6 (đã trở thành quen thuộc) từ trên triều đình mà làm thêm một tầng cấp khác (6x6) cho hợp với tình hình thực tế thiếu thốn của mình. A. Schroeder (Đại Nam hoá tệ đồ lục – Annam, Etude numismatique, Paris 1905, trang 61) hẳn sử dụng một bản Vân Đài loại ngữ khác, cho biết quy định trên là từ tháng 10âl. niên hiệu Quang Thuận thứ 8 của Lê Thánh Tông (1467).
Tại sao có quy định như thế? Đương thời ở Đại Việt đã xảy ra chuyện như thời Hậu Tề trước kia chăng? Dân không theo lệnh năm 1439, đã dùng một thứ đoản tiền cho riêng mình và Lê Thánh Tông trong cố gắng thể chế hoá phép nước nên đành công nhận thói tục bằng một văn bản chăng? Sử sách của ta vốn hà tiện lời thì đành phải dừng lại ở chỗ phỏng đoán vậy. Ta lại còn phải suy đoán thêm về các từ ngữ được sử dụng.
Lê Quý Đôn là người của thế kỉ XVIII, các danh từ chỉ các loại tiền đó vẫn thường được thấy trong thế kỉ XVII, XVIII nhưng người của thế kỉ XV có dùng chữ tiền gián, tiền quý, tiền cổ, tiền sử giống như những nhóm từ định-loại đó vào thời gian sau không, bởi ta thấy trong đó có những nhóm từ mang nghĩa rất mơ hồ? Cho rằng chúng đã được sử dụng từ thế kỉ XV, nhưng nội dung của chúng có biến đổi theo năm tháng – hay có khi đã chuyển đổi cả hình thức trong trường hợp này không? Cổ tiền, tiền cổ, tiền xưa, tưởng là dễ nhận ra ý nghĩa nhất, nhưng như thế nào để được gọi là “tiền cổ”?
Lê Thái Tông khi quy định một quan ăn 600 đơn vị hẳn là để chỉ trước tiên vào các đồng Thuận thiên của cha mình, các đồng Thiệu bình, Đại bảo của chính mình, nghĩa là các thứ chẳng có thể gọi là “cổ”. Nếu muốn chỉ chung tiền niên hiệu của các vua trước, vơ vào cả các niên hiệu của Thiên tử phương Bắc (tiền chắc chắn là tốt) thì khá đúng với thực trạng rất nhiều tiền Trung Quốc trong các lô tiền còn tốt thấy được từ trong đất ngày nay. Nhưng sao trong mộ cổ Gò Mun, người ta sắp từng cọc 36 đơn vị của Thái bình thông bảo, tiền của Tống Thái Tông? (Ta suy đoán mà biết chắc chủ nhân của chúng tuy báo cáo khai quật không nói rõ.)
Con số trên là đủ cho một tiền gián tiền. Cổ tiền đấy, sao không sắp từng cọc 60 đơn vị? Tiền chôn theo người chết là để ăn đường, để hối lộ khi qua Quỷ Môn Quan mà đưa tiền-thiếu thì hàng quán nào nhận, quỷ sứ nào bỏ túi rồi không quất thêm một roi? (Coi hàng quán, quỷ sứ của Âm ti là thứ của nhân dân [ma] cũng được, nhưng lỡ phải nộp thuế cho Ngọc Hoàng thì có phải xỏ xâu lại từng 600 đơn vị không?) Chữ tương đương với cổ tiền là quý tiền / tiền quý. Thấy tương đương với tiền cổ, người ta dễ dàng nghĩ quý là “quý giá” nhưng không phải.
Trong hoàn cảnh riêng lúc này, chúng tôi chỉ thấy nó xuất hiện năm 1625 trong sử với bản chữ Hán kèm theo (Toàn thư, bản Chính Hoà, Hà Nội 1993, phần của Phạm Công Trứ, tập III, trang 328, 329, tập IV, 8b, 9a. Phan Huy Chú cũng có nhắc trong Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch Hà Nội 1992, phần Quốc dụng chí, trang 229. Tất cả đều căn cứ trên một lệnh, chi tiết hơn, may còn văn bản được dịch trong Lê triều chiếu lệnh thiện chính, Sài Gòn 1961, trang 68-71.) Nội dung lệnh đó nói về thuế thân nên các dịch giả có khi dùng chữ thuế thân thay vào. Và đó là chữ quý 季 chỉ tam cá nguyệt, mùa. Vì đó chúng ta có thể nghĩ rằng tiền quý không phải chỉ riêng thuế thân mà còn là thuế ruộng, nói rộng ra, tất cả các thứ thuế nộp cho triều đình. Phỏng đoán không phải là vô căn cứ và nhân đó ta có thể suy ra lí do ghép-đôi với cổ tiền còn mãi đến về sau. Từ thời Lê Trung hưng (thế kỉ XVII, XVIII), những quy định về thuế má, tặng thưởng có lúc nói sóng đôi tiền quý, tiền gián, hoặc chỉ nói riêng đến việc thu tiền quý cho nhà nước thôi.
Lệnh năm Thiệu Bình thứ 1 (1434), Hồng Đức thứ 17 (1486) tuy chỉ là cấm người coi kho, người thu nhận không được chọn lựa tiền quá gắt, nhưng rõ ràng không có phân biệt loại tiền đồng nào, miễn bằng đồng là được. Và cũng cho ta ngầm hiểu là nhà nước thu theo quan-đủ (600 đơn vị.) Từ 1226, Trần đã quy định tiền tỉnh mạch trong dân chúng là 69, còn tiền thượng cung, dâng lên trên, phải đủ 70, thì không lẽ ông Lê Thánh Tông chịu thiệt, cứ để dân chúng theo thói tục riêng mà nộp chỉ có 36 đồng một tiền? Căn bản lợi tức của nhà nước ngày xưa chỉ có ruộng đất và thân xác người dân, vậy thì cách thu đủ như vậy đã khiến cho chữ tiền quý đi vào trong cấp bực quan-đủ.
Chuyện thắc mắc về cách xếp đặt tiền cổ theo quan-thiếu trong mộ cổ Gò Mun ở trên chứng tỏ vào lúc đó người ta chỉ quan tâm đến cách tính đếm tiền mà không nghĩ đến sự phân biệt phẩm chất của loại tiền sử dụng. Điều này đã khác đi theo với thời gian. Chữ tiền gián với nghĩa rõ ràng là “tiền xấu” xuất hiện trong sử vào năm 1528, khi sử quan nói về việc Mạc Đăng Dung đúc tiền đồng pha kẽm, sắt sau khi đúc Minh đức thông bảo theo kiểu tiền xưa, không được thành công. Chữ “gián” 閒 có nghĩa là “xen lẫn”, “lẫn lộn”, “chỉ cách nhau một tí.” Ở đây sử gia lại là người của thế kỉ XVII (Lê Hi hay Phạm Công Trứ) nên họ có thể sử dụng một từ cũ mà mang ý nghĩa mới, tệ hơn, từ “cách nhau một tí” không đáng quan tâm, đã chuyển sang “lẫn lộn” để chỉ loại tiền xấu đó theo với sự đồng thuận của thời đại.
Tiền gián đến đây có thể nói là thuộc về một thứ tiền hầm-bà-lằng, miễn có sắc đồng, vành tròn lỗ vuông, của chính thống cũng được, nguỵ cũng xong, chính tà khó phân bởi vì người dân đúc lậu thì gọi là tiền giả, nhưng chính nhà nước cũng đúc tiền lấy danh xưng của các thứ đang lưu hành, nấp dưới uy tín có sẵn của chúng. (Trong lệnh 1743 cho thấy Lê Trịnh đúc tiền Tống mà, nói theo kiểu ngày nay, lại còn ép dân chúng phải chấp nhận sự sang đoạt “bản quyền” đó khi buộc người ta không được loại bỏ.) Chắc cũng hiểu thứ tiền rắc rối đó được dân chúng chấp nhận, nên các dịch giả ngày nay thường giải thích, chuyển chữ sử tiền / tiền sử thành nghĩa “tiền thường”, “tiền thông dụng” (tuy vẫn có sự lộn xộn là chính văn đôi khi vẫn dùng chữ “thông dụng tiền” để chỉ cả tiền cổ lẫn tiền sử.) Vậy có lẽ từ khi Lê Thánh Tông chấp nhận (1467) lối tính quan-thiếu (360 đơn vị) của dân chúng chỉ ở sự khác biệt về số lượng đối với quan-đủ (600 đơn vị) thì đến thế kỉ XVII, XVIII, loại tiền nằm trong quan-thiếu đã có sự chênh lệch về giá trị tự thân (giá trị chất đồng) đối với tiền nằm trong quan-đủ.
Cả hai ý nghĩa quan đủ, quan thiếu, vừa theo lối tính đếm đơn vị vừa theo cách xác định giá trị, thấy trong câu chuyện “đùa bỡn văn chương” của hai nhân vật sống ở thế kỉ XVIII, XIX: Phạm Đình Hổ và Hồ Xuân Hương.
Ta không cần minh định tính xác thực lịch sử của loại chuyện tiếu lâm này. Chúng chỉ là dấu vết ẩn ức tình dục, không phải chỉ riêng cho Hồ Xuân Hương như nhiều người nghĩ đến và có khi mượn S. Freud đưa ra làm luận thuyết, mà là chung cho cả nhiều thế hệ nho sĩ vốn chịu đựng một thứ Khổng Giáo mang tính duy lí từ chương gay gắt trong lúc bản thân vẫn sống trong một xã hội thôn dã tràn trề tính dục. Trong câu chuyện trên, “bà” hỏi mượn “ông” năm quan, ông chắc vừa tiếc tiền (“Bắc thang lên hỏi ông trời, Những tiền cho gái có đòi được không?”) vừa sợ mất “gái”, nên chỉ đưa có ba quan. Đến khi bị bà vặn hỏi:
Sao nói rằng năm lại có ba?
Trách người quân tử hẹn sai ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
Nhớ hái cho xin nắm lá đa.
Ông cũng núp bóng nhân dân, truyền thống, nhưng vặn vẹo truyện tích chú Cuội, trả lời khiêu khích dẫn dụ:
Rằng gián thì năm, quý có ba,
Bởi người thục nữ tính không ra.
Ừ, rồi thong thả lên chơi nguyệt,
Cho cả cành đa lẫn củ đa.
Nếu chọn theo lối tính đếm đơn vị thì đưa 3 quan-đủ cũng tức là đưa đủ 5 quan-thiếu, quan nào cũng là quan, có dối trá chút nào đâu! Nếu chọn theo lối tính giá trị thì 3 quan tiền quý (tốt) đã là 5 quan (tiền gián) rồi, nay tôi đưa “người thục nữ” 3 quan tiền tốt, giá trị cũng bằng số lượng hỏi mượn (quan nào cũng là quan), có thiệt thòi chút nào đâu! Còn muốn vơ hết về mình để được cả hai đằng (tiền tốt đồng thời với số lượng nhiều) thì hãy cứ có dating để bù phần thiệt thòi cho tôi!
Lối tính toán này không phải chỉ có trong chuyện tiếu lâm mà đã được nhà nước Lê Trịnh thu xếp với nhân dân rất là cửa quyền, đầy tính năng động, sáng tạo. Nhưng trước hết hãy xét vì sao có sự kiện đậm thêm tính chất tiền xấu trong ý nghĩa về loại tiền gián. Muốn hiểu được điều này lại phải nhờ “người nước ngoài”. Giáo sĩ A. de Rhodes (A. Schroeder, sđd, trang 323, 324) thuật lại: “Những đồng tiền lưu hành ở Tunquin [Đàng Ngoài] gồm có hai loại lớn và nhỏ. Loại lớn được tiêu dùng đồng loạt khắp nơi trong xứ và phần lớn được mang vào do thương buôn Trung Hoa cùng thương buôn Nhật Bản hồi trước. Nhưng loại tiền nhỏ chỉ lưu hành trong kinh đô và 4 tỉnh chung quanh, và không dùng ở các tỉnh khác trong xứ; xứ Cochinchine [Đàng Trong] cũng không dùng. Tiền này chắc là đem vào khi 4 tỉnh chính này cách biệt với các tỉnh khác bởi cuộc loạn mà tôi đã nói ở trên [phân tranh Lê Mạc]...” “... Ba đồng tiền lớn giá bằng 5 đồng loại nhỏ...(chúng tôi nhấn mạnh.) (Tiền lớn) xỏ trong dây... theo đó mỗi xâu có 600 đồng hay 10x60, được đánh dấu rõ ràng sau 60 đồng như vậy.” May mắn làm sao, khi phối hợp thêm với bằng chứng của Lê Quý Đôn lấy từ sự kiện ở Đàng Trong, ta biết được cỡ tương đối của ba loại tiền. Ông Tham quân vào lo liệu việc hành chính ở Phú Xuân vừa chiếm được, có nhận xét (1777) về tiền Hà Tiên, đã gọi chúng là “tiểu gián tiền”.
Tiền An pháp, Thái bình của Mạc Thiên Tứ nay còn lại có đường kính khoảng 20, 21mm, tiền niên hiệu Trung Quốc mà A. de Rhodes ghép vào “loại lớn” (cổ tiền) có cỡ xê xích 24mm, vậy thì tiền gián ở Đàng Ngoài của các thế kỉ XVII, XVIII là ở giữa hai giới hạn kia. Có thể nhìn kĩ hơn về giới hạn đó. Tiền niên hiệu Việt, có lẽ vì xuất thân ở nước nghèo nên thường không lớn như tiền đồng loại của Trung Quốc. Giới hạn 23mm là thường thấy nhất. Vậy có lẽ phải đẩy giới hạn kích thước của tiền gián Đàng Ngoài về phía 21mm của An pháp. Tuy Lê Quý Đôn gọi An pháp là “tiểu gián tiền” nhưng có thể thấy hai loại không xê xích nhau bao nhiêu. Hoặc Lê Quý Đôn nghĩ tới loại An pháp nhỏ (20mm), hoặc tiềm thức của ông quan chiếm đóng khiến ông hạ giá chúng, nhìn thấy chúng nhỏ hơn tiền Đàng Ngoài chăng? (Ông đã từng chê bai quan quyền, dân chúng Đàng Trong xa hoa, phung phí rất mực.)
Dù sao thì đối chiếu với những bằng chứng phát hiện ngày nay, ta thấy tiền nhỏ Đàng Trong cũng đồng cỡ với tiền gián Đàng Ngoài. Nếu không như vậy thì làm sao ta lại thấy có đồng An pháp trong mộ ở Mường Thanh xa xôi, heo hút, cùng với những đồng tiền trên Miền Bắc mà tuy không thấy hạng hình tả vẽ nhưng chỉ nghe đến tên, ta đã biết là tiền cỡ nhỏ: Chính nguyên pháp bảo, Trị bình thánh bảo, nguyên bảo, Thánh nguyên thông bảo... (“Tiền đúc ở Đàng Trong...” Những bài dã sử Việt, sđd, trang 284.) Chúng tôi cũng từng thấy đồng Vĩnh định thông bảo mà chúng tôi cho là của Đàng Ngoài, cùng dạng hình với một số có danh hiệu khác, các tiền đó cũng không lớn hơn An pháp, tuy là kiểu thức đúc đẹp hơn.
Dạng hình của tiền gián đến lúc này có vẻ đã rõ rệt đối với chúng ta hơn rồi vậy. Vì thấy có sự chuyển dịch ý nghĩa của tiền gián qua nhiều thế kỉ, nên ta cũng táo bạo xem thử có sự chuyển đổi nào ở cách nhìn sử tiền, một tên khác của gián tiền, của dân chúng các thế kỉ XVII, XVIII không. Nếu phỏng đoán của chúng ta đúng thì trong trường hợp này sự chuyển đổi có vẻ phức tạp hơn, không chỉ dừng lại ở nội dung khó nắm bắt mà cả ở sự thay thế từ ngữ đi theo với xuất xứ hiện vật. Ta biết những “tỉnh” (province) mà A. de Rhodes nói tới là những vùng chung quanh thủ đô Thăng Long: Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, (“bốn tỉnh chính”) và Thanh, Nghệ (“các tỉnh khác”). Danh xưng công quyền gọi chúng là “trấn”, nhưng dân chúng đến gần đây vẫn gọi chúng là “xứ” theo vị trí phương hướng: xứ Đông, xứ Đoài, xứ Nam, xứ Bắc, và đặc biệt: xứ Thanh, xứ Nghệ. Lê Quý Đôn khi nói về tiền Đàng Trong cho biết dân Nghệ gọi cổ tiền là “thư tiền”, tiền cái, tiền to, như vậy cũng nối tiếp – mà không biết đến ý của A. de Rhodes là tiền nhỏ “không dùng ở các tỉnh khác” (nghĩa là Thanh Nghệ.) Vùng này trong phân tranh Lê Mạc thuộc riêng về Lê. Thăng Long cùng với Tứ trấn, cách biệt với Thanh Nghệ vào thời kì có loại tiền nhỏ lưu hành mà khởi đầu dung dưỡng là từ trên triều đình với Mạc Đăng Dung đúc và cho dùng loại kém giá trị (pha tạp chất mà căn bản vẫn là đồng) khiến sử quan phải dùng đến chữ tiền gián để chỉ chúng. Vậy có phải sử tiền / tiền sử đến lúc này đã trở thành xứ tiền / tiền xứ của các xứ Đông, Đoài... lỏng lẻo với quyền trung ương nên tiền nhỏ, tiền xấu dồn dập phồn tạp ảnh hưởng đến tên gọi có trước không? Đã nói, dịch giả ngày nay gọi sử tiền là tiền thông dụng, đúng với một nghĩa của chữ “sử” Hán (使) nhưng chữ này cũng còn được đọc là “sứ” (giả). Chữ “xứ” Hán (處) viết khác nhưng cũng lại được dùng cho chữ “xử” (trí). Hai tập họp từ Hán đã có cùng sự chuyển biến về cách đọc, dẫn đến những từ chỉ hai sự việc khác nhau. Nhưng trong dân chúng thì vẫn có sự lẫn lộn âm của s và x, nghĩa là sử, sứ, xử, xứ được phát ra ngoài cửa miệng lúc đầu, vẫn giống nhau.
Có thể nào dân chúng Đàng Ngoài của thế kỉ XVII, XVIII khi chỉ một loại tiền hiện diện trước mắt, đến từ Tứ trấn, đã gọi là “tiền xứ” mà nhà nho, người cầm quyền cứ dùng chữ cũ, hoặc bởi thói quen không chịu thay đổi, hoặc bởi thấy giọng đọc không có khác nên không cần thay đổi chữ viết cho đúng với nội dung mới? Vậy thì sự phức tạp đã xảy ra từ quy định của quá khứ và thực tế đương thời khiến cho tương quan giữa tiền quý và tiền gián ở các thế kỉ XVII, XVIII càng thêm phần phức tạp, không phải chỉ dừng lại ở sự chênh lệch về tổng số tính đếm.
Lê Quý Đôn phân biệt trong Vân Đài loại ngữ: “Công tư tiêu dùng, ban thưởng hay cấp phát đều kể theo sử tiền, mà thu nộp thuế thì kể theo cổ tiền; sử tiền chỉ dùng về việc mua bán trong dân gian mà thôi.” Tuy các lệnh của các năm Vĩnh Thọ thứ nhất (1656), Cảnh Trị thứ 8 (1669) có nói rõ: “ Quan dân mua bán thông dụng cổ tiền, sử tiền...”, “... đều dùng cổ tiền, sử tiền, trừ tiền chì, thiếc, gang, sắt...” nhưng rõ ra là có sự dè bỉu tiền sử/gián, như ví dụ ở chuyện quy định tiền thưởng thi bắn năm Chính Hoà thứ 10 (1669): Tiền gián chỉ để thưởng cho những người bắn súng hạng bét, còn các hạng trên đều được thưởng cổ tiền. Và triều đình cũng chỉ kể cổ tiền / tiền quý khi thu vào kho đụn: Nha môn xét kiện lấy tiền công gọi là “lễ đảm” (1659); làng xã theo hương ước không theo lệnh triều đình cho lính về hưu sớm, phạt (1681); quan được thăng chức phải có lễ tạ (1720); nạp kiện mà bỏ ngang không đi hầu, phạt (1718); lính nhập ngũ rồi mà được vào hầu hạ (phủ Chúa) phải nạp tiền (1733); tất cả đều là tiền quý, cổ tiền.
Chính quyền Lê Trịnh dùng tiền gián cấp tiền tuất cho các quan văn, vũ, giám ban, tôn thất, quận chúa, cung tần, nghĩa là những người trong và quanh Phủ liêu. Đó là các năm Bảo Thái thứ 2/1721, Bảo Thái thứ 5/1724, Vĩnh Khánh thứ 4/1732, Vĩnh Hựu thứ 5/1749. Tiền thờ cúng cấp ở các năm Bảo Thái thứ 3 (1722), Vĩnh Khánh thứ 4 (1732) cũng bằng gián tiền nhưng đến năm 1767 thì lại phát bằng cổ tiền. Có vẻ điều này trùng hợp với lúc tiền đồng (tốt) dồi dào nhờ khai thác lại mỏ Tụ Long (1757), khai thác các mỏ ở Thái Nguyên, Hưng Hoá, ở Lạng Sơn (1759), thu thuế hai mỏ đồng ở Hưng Hoá (1759).
A. de Rhodes có mặt ở Đàng Ngoài từ 1627 nếu thấy đang thi hành một lệnh đóng thuế thân đưa ra hai năm trước đó (Vĩnh Tộ thứ 7, 1625) chắc cũng phải điên đầu. Về điều này chúng ta có ba tài liệu: LỊch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (bản dịch Hà Nội 1992, tập II, tr. 229), Toàn thư phần của Phạm Công Trứ (TT, tập III, tr. 329) và Lê triều chiếu lệnh thiện chính (Nguyễn Sĩ Giác dịch, Sài Gòn 1961, tr. 68-71), riêng hai bản sau có kèm phần chữ Hán để ta đối chiếu thêm với lời dịch. Theo đó, tiền thuế thân của dân Tứ trấn Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương, hạng lánh đóng mỗi năm 3 quan 5 tiền, hạng quân 1 quan 5 tiền, hạng dân 1 quan 2 tiền 30 đồng, hạng (ưu đãi) 1 quan, hạng bất cụ 8 tiền. Chữ “ưu đãi” trên là dùng để tạm chỉ một lớp người trong làng xóm mà cả ba tài liệu có phần mâu thuẫn với nhau, không phải là điều đáng quan tâm ở đây. Lệnh trên ghi từ hai sử gia Phan Huy Chú và Phạm Công Trứ chỉ nói trống trơn về một loại tiền phải nạp, tuy ta có thể chắc chắn đó là tiền quý, cổ tiền.
Lê triều... cho ta thêm bằng cớ vì ngoài việc thêm chữ “cổ tiền” có nói rõ số tiền gián các hạng phải nạp: hạng lánh 7 quan (gián tiền), hạng quân 3 quan 3 tiền, hạng dân 2 quan 5 tiền, hạng ưu đãi 2 quan, hạng bất cụ 1 quan 6 tiền.
Chú ý so sánh kĩ hơn ta sẽ thấy sự lộn xộn khó hiểu trong tương quan tính đếm này cùng với sự bất nhất của các tài liệu. Hãy chuyển sự quy định tương đương trong hai bảng thuế trên theo cách xếp tất cả về hàng đơn vị. Nếu nạp cổ tiền: 1. Hạng “lánh” đóng 2 100 đồng, hay 2 520 đồng gián tiền ; 2. Hạng “quân” đóng 900 đồng, hay 1 188 đồng gián tiền; 3. Hạng “dân” đóng 750 đồng, hay 900 đồng gián tiền; 4. Hạng “ưu đãi” đóng 600 đồng, hay 720 đồng gián tiền; 5. Hạng “bất cụ” đóng 480 đồng hay 576 đồng gián tiền. Nhìn sự tương đương quy định các hạng phải nạp thì, trừ hạng quân, con số chỉ tiền gián gấp đôi con số chỉ về cổ tiền (ví dụ 3 quan 5 tiền cổ tiền và 7 quan gián tiền...) Nhưng nếu chiếu theo quy định gấp đôi đó áp dụng cho hạng quân thì họ chỉ phải đóng có 3 quan tiền gián, nghĩa là 1 080 đồng chứ không phải là 1188 đồng.
Cứ theo suy nghĩ bình thường, một điều luật phải có tính cách nhất quán trong từng phần một, có biệt lệ tất nhiên phải được dành riêng, hoặc giải thích, nếu cần. Vậy có thể là Lê triều... đã bị chép sai ở đây: hạng quân 軍 chỉ phải đóng có 3 quan gián tiền mà thôi. (Cái đuôi 3 tiền có thể theo đà quáng mắt, lỡ tay mà chui vào văn bản mà thôi.) Thường trong các bản dịch người ta dùng ngay chữ “lính” thông dụng ngày nay để dịch chữ “lánh hạng” của văn bản cũ khiến dễ gây lầm lẫn, nhất là khi kề sau đó có hạng “quân” với chữ ngày nay cũng có nghĩa là lính. Chữ “lính” ngày nay có thể từ chữ lánh nọ nhưng nếu cho chúng có nghĩa tương đương là ta đã hiểu lệch thời đại.
Chữ “lánh” (另) có từ lệnh lập sổ đinh năm 1470 để chỉ một “hạng người riêng biệt” theo ý nghĩa chữ Hán của nó. Lê Thánh Tông lập điển lệ lớn dùng được cả ở đời sau, nhưng cấp thời là vét người chuẩn bị đánh Chiêm Thành năm sau, nên “xếp riêng” một hạng tráng đứng trên đầu các hạng quân, dân, lão, cố cùng khác. Vậy thì “lánh tráng” không phải là “lính tráng”, có thể bị lôi đi cho chiến dịch 1471, nhưng vào thời bình chỉ là một người dân (hiểu theo nghĩa ngày nay), một thanh niên được xếp vào hạng nhất trong ứng tuyển quân vụ. Vì thế anh ta mới phải chịu thuế thân, chứ nếu đi lính thật sự thì anh ta đã được cấp phát ruộng lính rồi! Phạm Công Trứ viết rõ “lánh hạng vô tòng chinh nhân” bị người dịch chuyển qua “hạng lính không tòng chinh” trở nên vô nghĩa với người ngày nay. Lính không tòng chinh sao gọi là lính? Còn nếu nói “lính không tòng chinh” (TT dịch) hay “lính không đi trận mạc” (Nguyễn Sĩ Giác dịch) có nghĩa là lính đồn trú, lính chưa gặp giặc, phân biệt với lính đang hành quân hay đang giáp trận , thì chắc người thâu thuế phải điên cái đầu!
Các lệnh trong Lê triều... có viết rõ “lính” theo nghĩa ngày nay là “binh” hoặc “lánh binh”. Và anh lánh trừ bị này phải là con nhà, nếu không giàu thì cũng phải có tiền của. Ngày xưa, cả đến thời Nguyễn (ít ra là trên giấy tờ chỉ dụ chính thức), làng xã không được bắt người nghèo đi lính, chứng cớ là có hạng “cố cùng” để riêng trong lệnh kiểm tra người của Lê Thánh Tông kia. Và vì thế ”quân” là hạng trừ bị số 2. Lệnh phân loại người của Lê Thánh Tông (mà thời Lê Trung hưng còn theo) có chi tiết cho thấy rõ sự phân biệt trước sau, nặng nhẹ của hai hạng lánh, quân này.
Nhưng vấn đề “tiền bạc” ở đây lại khiến gây ra thắc mắc khác. Nơi phần thứ hai quy định cho tiền gián trên kia, chúng ta tính ra số lượng tiền đồng người dân phải nạp, riêng theo chuẩn tính đếm của tiền gián: 360 đơn vị một quan, theo lối tính “gấp đôi” giản dị của nhà nước. Nhưng nếu tính theo tương quan giá trị của cổ tiền / gián tiền: 5/3 (như bằng chứng của A. de Rhodes trong cùng thời gian đó) thì số tiền gián đem nạp tương đương với (cổ) tiền quý đã quy định, phải cao hơn nhiều. Theo thứ tự các hạng, đó là: 3 500 thay vì 2 100, 1 500 thay vì 900, 1 250 thay vì 750, 1 000 thay vì 600, 800 thay vì 480 đơn vị. Rõ ràng nhà nước Lê Trịnh lúc đó đã không theo mức chuẩn có lợi cho mình này. Dân chúng đương thời chắc là lấy tiền gián có sẵn đem ra nạp thuế chứ không dại gì phải lo chạy vạy bù thêm tiền gián, đổi ra tiền quý cho được lòng cấp trên.
Lấy tiêu chuẩn “gấp đôi” thiệt thòi ở trên, chính quyền có ý định gì? Chắc chúng ta chỉ có thể căn cứ vào lời của Phạm Công Trứ, rằng lệnh đó là “định quy mô cai trị thời bình.” Có lẽ Trịnh Tráng mới lên nối nghiệp cha, vừa muốn có thu nhập cho việc điều hành đất nước, vừa e dè bất mãn của dân chúng sau bao năm loạn li mới giành lại được chút an bình, nên định thuế kèm những điều kiện khá cởi mở: Trong lệnh đó có thêm điều khoản chỉ thâu có 7/10 số thuế đã định “để tỏ ý rộng rãi thương dân” (Phan Huy Chú.) Ý định lấy nhẹ thuế tỏ rõ trong việc đưa ra chuẩn bằng cổ tiền để dân chúng có bằng cớ so sánh và tự do chọn lựa cách thức nạp thuế có lợi cho mình vì tờ lệnh “cấm các quan phụ trách thu thuế... không được lạm thu tiền quý” (Phạm Công Trứ.) Có sự lẫn lộn trong từ ngữ sử dụng khiến ta có thể nghĩ rằng điều trên là ngăn chặn các quan tham nhũng, lạm thu tiền thuế thân nhưng vì có thêm chi tiết tiền gián nên ta nghĩ rằng đó là lệnh “không được lạm dụng thu (loại) tiền quý”. Loại một quan tiền tốt, 600 đơn vị. Cũng có thể lí do giản dị hơn: “gấp đôi” là để tiện tính toán! Lệ đã thành hình thì thời sau cứ tiếp tục: Năm Thịnh Đức 6 (1657), có lệnh về nộp tiền cho toán duyệt tuyển (điều tra hộ khẩu), “nếu không có cổ tiền 1 quan thì nạp sử/gián tiền 2 quan.” Vậy mà tương quan tiền quý tiền gián còn bị khủng hoảng vì một loại tiền khác: tiền kẽm.
Đây là nói chung để chỉ loại tiền khác chủng loại đồng, hiện diện thường xuyên nhiều nhất, chứ từ lâu trong nước vẫn có các thứ tiền gang, sắt, chì cùng lưu hành. Kim loại kẽm (và hợp kim của nó) có độ nung chảy thấp nên dễ có việc đúc trộm, và chính triều đình trong quá khứ cũng từng tham gia (lệnh đình chỉ năm 1325 của Trần Minh Tông.) Lê Trịnh trong thế kỉ XVII theo truyền thống từ Lê sơ, đã ra nhiều lệnh không công nhận các loại tiền khác ngoài thứ “có chữ đồng” (Lệnh 1658.) Lệnh 1662 kèm các chỉ thị thi hành kiểm tra trên dưới trong ngoài, cấm dân các xã có phép đúc tiền đồng không được nhân dịp mà đúc các loại khác. Năm sau (1663) gắt gao hơn, không những cấm mà còn bắt buộc thu đổi, bù lại bằng một số tiền đồng ít hơn để lệnh tiêu huỷ tiền kẽm có hiệu quả hơn. Thế mà triều đình không những không buộc được dân chúng theo đúng chính sách đề ra mà còn bị lôi cuốn theo làm tình hình tiền tệ đương thời rối rắm thêm.
Chúng tôi từng suy đoán Lê Trịnh có đúc các đồng Vĩnh trị (1676), Chính hoà (1680), nhưng chỉ có thể dựa vào các mẫu thấy được ở Đàng Trong (“Tiền đúc ở Đàng Trong...”, Những bài dã sử Việt, trang 335.) Chứng cớ tiền kẽm của triều đình là ở lệnh năm 1741: “Cấm kén chọn tiền kẽm (vì triều đình)... đúc tiền lớn nhỏ không đều, nhiều đồng mỏng quá... dân gian không cứ lớn nhỏ, đều chê là tiền xấu...” Điều này là để nói về các đồng Vĩnh trị, Chính hoà ở trên chăng? Năm sau (1742) vẫn còn nhắc việc cấm kén chọn tiền kẽm. Rồi trở lại việc nhà nước đúc tiền đồng (1743) bị dân gian thừa cơ đúc trộm thêm, nhỏ hơn nên bị chê bỏ (lệnh cấm kén chọn 1745.) Những tiền đồng nhỏ này chắc sẽ nhập chung vào loại A. de Rhodes chứng kiến. Còn tiền kẽm hẳn là được đánh đồng với loại tiền gián, kém giá trị hơn tiền đồng như sau này vẫn thấy trước khi người Pháp loại bỏ, thi hành khuôn mẫu tiền tệ mới.
Thật ra thì việc rối loạn tiền tệ này từ thế kỉ XVI, không phải bỗng dưng mà có, không thể trách cứ nơi sự bất lực của nhà cầm quyền Lê Trịnh (theo cách nhìn của người đời sau) hay nơi lòng tham của dân chúng (theo cách nhìn của vua chúa đương thời.) Thế kỉ XVII, XVIII là lúc mối giao thương Đông Tây đã mở rộng với sự xuất hiện của các thương nhân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp ... đến châu Á xin mở thương điếm buôn bán, lấn chiếm đất đai và do đó cũng kích động thêm các mối giao thương có sẵn trong vùng. Nhu cầu tiền tệ trao đổi trở thành vấn đề gắt gao. Chúng ta sẽ bàn vào một dịp khác đến sự kiện tiền của các vương triều Việt đúc ra vốn nhằm mục đích khác hơn là tính toán cho nhu cầu kinh tế tài chính trong nước. Số lượng tiền thừa thãi ở Trung Quốc bị đẩy ra ngoài từ khi họ dùng tiền giấy, cũng đủ dùng ở nội địa Đại Việt, trong các chuyến buôn bán trên khu vực Á Đông, dài xuống phía nam, nhưng lại không đủ khi người Tây Phương tới. Chúng ta thấy các chúa Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài phải mua tiền của người Nhật, người Hoà Lan đúc bán, trong lúc cũng tự mình cố gắng đúc tiền riêng. Khả năng đồng không đủ cung cấp liền xoay qua đúc tiền kẽm. Loạn tiền kẽm ở Đàng Trong vào nửa sau thế kỉ XVIII (“Tiền kẽm và sự khủng hoảng tiền tệ...”, Những bài dã sử Việt, 356 - 369) xét cho cùng không phải chỉ bởi tham tâm của Võ Vương với sự xúi bẩy của một “cố vấn” Thiên triều mà là bởi khả năng kém cỏi trong việc điều hành đất nước trong một tình thế “đổi mới” không còn như khi khép kín trong khu vực nữa. Tình thế mới đó cũng đã thấy manh nha ở thế kỉ XVI trước, với nhà Mạc, với sự xuất hiện của loại tiền gián mang ý nghĩa kém cỏi của đời sau.
Họ Mạc gốc dân chài, vốn người Hải Dương, tất quen thuộc với việc giao thương hơn các nơi nào khác ở sâu trong đất liền. Cho nên Mạc Đăng Dung đúc tiền không phải chỉ để khoa trương danh hiệu một vương triều mới mà còn để sử dụng trong lưu thông. Lời sử quan phe đối nghịch (sử thần Lê Trịnh) có ngụ ý chê bai, trút tội nhưng vẫn cho ta thấy ông vua đầu đời Mạc này đã cố gắng đúc thật nhiều tiền. Ý nghĩa cầu phúc, cầu lợi thấy rõ trong việc xây dựng giữ gìn các chùa Bà Banh vùng biển (và hẳn không quên chùa Bà Banh ở Thăng Long) mang ý nghĩa cúng tế Lỗ Lường, Đĩ Dàng ngày nay còn hiện diện trên đất Chàm cũ. Danh xưng một số chùa Bà Banh đổi dạng thành Miếu Bà Chúa Ngựa còn thấy ở thế kỉ XVIII, XIX có thấp thoáng bóng ông thần Bạch Mã Thái Giám bảo trợ thương buôn trên mặt biển đã Việt hoá từ con ngựa Balaha của dân đi biển Ấn, Khmer, Chàm. Và do đó cũng không nên lấy làm lạ rằng triều Mạc đã xây dựng, thờ phụng rất nhiều hình tượng Quan Âm, vị Bồ tát cứu nạn quen thuộc mà cũng có liên hệ đến truyện tích cứu người trên mặt biển của thần Bạch Mã.
Cho nên có thể nói triều Mạc đã tiếp tục đi theo quá khứ của dòng họ mình, chủ động phát triển giao thương trên mặt biển hơn các triều trước, và vì thiếu phương tiện nên phải sử dụng một loại tiền nhỏ, kém phẩm chất mà đời sau dù chê bai vẫn không thể chối bỏ được. Đó chính là cơ sở khiến cho nhà Mạc cướp được quyền bính, tạo dựng được một nền chính thống riêng, đủ sức giằng co đương cự với Lê Trịnh trong hai phần ba thế kỉ giành làm chủ xứ Bắc.
Vậy thì từ thế kỉ XV (trở về trước bao nhiêu thì không biết) tiền quý tiền gián là cách phân biệt quy định tính đếm cho các loại tiền được coi là ngang giá. Còn có thể là từ thập niên thứ ba của thế kỉ XVI, và thế kỉ XVII, XVIII thì đó là sự phân biệt hai loại tiền khác giá trị. Lịch sử tiền gián, tiền quý không phải chỉ là chuyện của hứng khởi hay tham tâm cá nhân, dù là cá nhân cầm quyền mà là của một phần đất nước vậy.
Một quan tiền tốt
Một quan tiền tốt mang đi,
Nàng mua những gì mà tính chẳng ra?
Thoạt tiên mua 3 tiền gà,
Tiền rưỡi gạo nếp với 3 đồng trầu.
Trở lại mua 6 đồng cau,
Tiền rưỡi miếng thịt, giá rau 10 đồng.
Có gì mà tính chẳng thông?
Tiền rưỡi gạo tẻ, 6 đồng chè tươi.
Ba mươi đồng rượu chàng ôi!
Ba mươi đồng mật, 20 đồng vàng.
Hai chén nước mắm rõ ràng,
Hai bảy mười bốn [2x7] kẻo chàng hồ nghi.
Hai mươi đồng bột nấu chè,
Mười đồng nải chuối chẵn thì một quan.
Giả định rằng người làm bài trên không bị câu thúc vào âm vận để phải làm lệch tình hình thực tế chợ búa, sử gia nào có thể dựa vào các dữ kiện kinh tế khác để tính thời điểm xuất hiện của nó không? Hay, ngược lại, dựa vào yếu tố nào đó để định ra thời gian xuất hiện của bài trên mà xét tình hình giá cả thời đó không?
Riêng ở đây ta chỉ có thể làm mỗi một việc là “check” lại sự thật thà của người nội trợ đảm đang kia mà thôi.
Cộng lại:
Về đơn vị tiền: 3 gà + 1,5 nếp + 1,5 thịt + 1,5 gạo tẻ = 7,5 tiền;
Về đơn vị đồng: 3 trầu + 6 cau + 10 rau + 6 chè (trà) + 30 rượu + 30 mật + 20 vàng (mã) + 14 nước mắm + 20 bột + 10 chuối = 149 đồng.
Tất cả chỉ có 9 tiền 59 đồng thôi! Còn thiếu 1 đồng nữa mới “chẵn thì một quan.”
Người nội trợ giấu mua quà riêng hay thời đó cũng thi hành luật đời Trần (1226) có sửa đổi: tiền dâng lên vua thì một quan đủ 600 đồng còn trong dân chúng chỉ có 599 đồng, một thứ quan-đủ mà thiếu? Nhưng cũng có thể giải oan cho bà nội trợ bằng cách đổ thừa cho ông thi sĩ đồng quê quá câu nệ niêm luật. Giá ông ta chịu phá thể lục bát như điều vẫn có thể xảy ra, nếu ông ta thêm chữ “mốt” (một) vào chỗ tính “hai mươi”, “ba mươi” (ví dụ: Hai mươi mốt đồng bột nấu chè) thì đúng là có một quan đủ. Sự bứt phá khuôn khổ đôi khi vẫn là con đường đạt đến chân lí, đó là điều người ta vẫn thường ít chú ý tới. 5 Ba 2 000
---
Tạ Chí Đại Trường
1 Comments:
Nguồn gốc tiền An Pháp Nguyên Bảo
Lục Đức Thuận
Copyrights by the Author and VietAntique.com
" Mạc thị sở chú tiểu gián hữu Thái Bình An Pháp đẳng tự lưu nhập Thuận Hoá ", ( Họ Mạc đúc tiền gián nhỏ có chữ Thái Bình An Pháp được lưu hành vào hạt Thuận Hóa) , lời ghi chú duy nhất về tiền An Pháp của Lê Qúy Ðôn trong sách Phủ Biên Tạp Lục đã gây ra nhiều tranh luận về nguồn gốc của đồng tiền. Có ý kiến cho rằng tiền An Pháp do Mạc Thiên Tứ đúc, ý khác lại cho người đúc là con cháu của Mạc Ðăng Dung và còn có giả thuyết muốn gán ghép nguồn gốc của đồng tiền vào thời vua Lê Lợi kháng chiến chống giặc Minh. Tóm lại chúng ta có thể phiền trách người xưa sao quá keo kiệt, không ghi thêm vài chữ họ tên cho con cháu ngày nay ít hao tốn công sức tranh luận với nhau.
Từ xưa, sự kiện lịch sử không có sử liệu minh bạch có thể được giải thích theo cách nào cũng được, nhưng phải có những luận cứ kèm theo để hổ trợ cho đường hướng đó. Công luận sẽ dựa trên những luận cứ mà suy xét sự hữu lý của đường lối giãi thích. Có thể một quan điễm xưa sẽ bị đánh đổ bởi một quan điễm mới một khi người ta dựa vào những khám phá cận đại hơn. Người ta đã chẳng từng cho trái đất hình vuông là gì? Nhân dịp gần đây, vài di vật khảo cổ được tìm thấy trong khi đào móng xây dựng cửa hàng Bách Hóa của phố Tràng Tiền ở Hà Nội, tôi mạn phép đề cập lại nguồn gốc của đồng tiền An Pháp, tóm luận những giãi thích từ ngày xưa đến nay và chia xẻ cùng độc giả vài nhận xét thô thiển về vấn đề này.
VUA lê lợI đúc trong thờI gian kháng chiến giặc minh
Trước hết tiền An Pháp được một số cổ tiền gia xếp loại vào khoảng thời gian cuối triều Trần và trước triều Hậu Lê. Ðó là khoảng thời gian mà vua Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh sau mười năm kháng chiến gian truân. Luận cứ này đã được phần lớn các cổ tiền gia Tây Phương ủng hộ. Vào cuối thế kỷ 19, Edward Toda đã cho rằng tiền An Pháp do vua Lê Lợi đúc, cùng với những đồng Chính Pháp nguyên bảo, Trị Thánh nguyên bảo, Trị Thánh bình bảo, Thái Pháp bình bảo và Thánh Quan thông bảo. (1) Toda không cung cấp luận cứ nào cho cách xếp loại của ông. Năm 1900, cùng ý kiến với Toda, Lacroix Désiré còn đưa thêm đồng Trị Pháp bình bảo vào thời gian này. Luận cứ của ông cho rằng, tiền đúc trong những giai đoạn kháng chiến thường nhỏ và có những chữ BÌNH, chữ PHÁP trong giai đoạn khởi nghĩa và chữ THÁNH khi sắp thành công. (2) Luận cứ này khá phong phú, nhưng không thấy Lacroix giãi thích vì sao về những loại tiền nhỏ khác cũng có chữ Bình, Pháp, Thánh như Tường Thánh, Tường Pháp, Thiên Thánh....lại không được ông xếp loại như trên.
Francois Thierry, cổ tiền gia đương thời, dè dặt hơn cho rằng có nhiều loại tiền An Pháp và vài dạng có thể được xếp loại vào thời gian sau Trần trước Hậu Lê nhưng không xác định là do ai đúc. Luận cứ của ông ta rằng,
- chữ Nguyên viết triện trong tiền cổ Việt Nam xuất hiện đầu tiên từ tiền Nguyên Phong, Thiệu Phong đời Trần. (3) Do đó, An Pháp không thể được đúc trước những tiền này.
- Theo lời Ðinh Phúc Bảo, dẫn theo Ðại Việt Sử Ký, Nguyễn Bổ làm loạn vào cuối Trần (1391-1392) xưng vương với niên hiệu Hi Nguyên. Francois Thierry cung cấp chi tiết Nguyễn Bổ xưng vương được ba năm từ 1379 đến 1382 (4) . Tiền Hi Nguyên được Ðinh Phúc Bảo, Toda, Lacroix Desire, Miura Gosen và Thierry xếp vào cuối Trần 1392 do Nguyễn Bổ đúc.
Toda, Miura và Lacroix chỉ nói về Nguyễn Bổ nhưng không dẫn chứng tài liệu từ đâu. Ðinh Phúc Bảo, theo Thierry, dẫn chứng từ Ðại Việt Sử Ký về Nguyễn Bổ với niên hiệu Hi Nguyên.
Từ suy luận tiền Hi Nguyên do Nguyễn Bổ với niên hiệu Hi Nguyên, các tác giả có lý do xếp một loạt những đồng có chữ Nguyên viết triện theo kiểu tiền Hi Nguyên vào cuối thời Trần trước Hậu Lê như Thiên Thánh nguyên bảo do Phạm Sư Ôn đúc (?), Thiên Phù nguyên bảo, Tường Nguyên thông bảo, rồi những loại tiền có chữ Thánh, Bình, Pháp vào thời gian kháng chiến để giải phóng tổ quốc (5). Chỉ có họ Ðinh xếp tiền An Pháp vào thời Mạc Thiên Tứ. Lý do xếp đặt này có đứng vững hay không, tôi xin đào sâu thêm để tìm hiểu.
Ðối với cách xếp loại này, tôi xin đưa ra một vài nhận xét mà tôi đã thu thập được.
1. Ba bộ chính sử của Việt Nam là Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Ðại Việt Sử Ký Tiền Biên, cũng như Việt sử Tiêu Án hoàn toàn không nói đến Nguyễn Bổ có niên hiệu Hi Nguyên. Chính sử chỉ ghi rằng Nguyễn Bổ làm loạn, bị giết chết vào tháng 8 năm 1379. Không biết Ðại Việt Sử Ký nào đã nói đến niên hiệu Hi Nguyên của Nguyễn Bổ, cũng như Nguyễn Bổ xưng vương trong ba năm ? (6)
2. Các tiền Thiệu Phong, Ðại Trị , Ðại Ðịnh chính thống của nhà Trần chỉ trước đó một thời gian ngắn, cũng như những đồng Thiên Khánh, Thuận Thiên nguyên bảo sau đó vài năm thì ngày nay lại tương đối ít thấy. Trong khi các thứ tiền Thiên Thánh, An Pháp, Tường Phù, Hi Nguyên...do phản loạn đúc trong vài năm hay vua Lê Lợi đúc thì hằng ngày có thể tìm thấy trên thị trường tiền cổ. Ở Việt Nam, nắm một nắm tiền cổ trong tay từ những nơi mua bán, tôi chắc chắn sẽ tìm thấy một đồng An Pháp, Thiên Thánh hoặc Tường Phù.
3. Ðọc lại trang sử mười năm kháng chiến gian khổ của vua Lê Lợi, ' tháng 2, 1418, vua hết lương, không còn gì nổi lửa ... tháng 12, 1422, quân lính hết lương, hơn 2 tháng, chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi, vua giết 4 con voi và cả ngựa của mình cưỡi để nuôi quân sĩ ... tháng 1,1425 vua mang quân đến Nghệ An...bấy giờ quân lính đã ba ngày chưa được ăn ', (7) tôi thắc mắc với cuộc chiến nguy hiễm và khó nhọc, làm sao vua Lê Lợi có thể đúc qúa nhiều thứ tiền với số lượng lớn còn lưu lại đến ngày nay như thế ?
4. Tình trạng thiếu đồng, thiếu tiền ngay sau khi vua Lê LợI lên ngôi đã được Phan huy Chú nói rõ trong Lịch triều hiến chương loại chí " Năm thứ 2 sai các quan trong ngoài hội bàn phép tiền. Tờ chiếu nói: Tiền là huyết mạch của dân, không thể không có. Nước ta vốn có mỏ đồng, nhưng đã bị rợ Hồ tiêu hủy, trăm phần chỉ còn có một. Nay dùng vào việc quân việc nước thường bị thiếu thốn; thế mà muốn cho có đủ tiền để tiêu dùng lưu thông, thuận tiện cho dân thì chẳng khó lắm sao? ". (8). Ông còn bàn rộng: " Xét hồi đầu nhà Lê mới khai sáng, khi bị quân Minh chiếm cứ, sản vật dưới đất bị mất cả, đồ dùng của dân đều thiếu thốn, nên bây giờ lo làm sao cho có đủ dùng, mới bàn đến việc tiền, muốn đúc thêm ra thì khổ nỗi không có đồng, muốn dùng tiền giấy thì lại sợ khó tiêu.." (9)
5. So sánh các đồng tiền mà Toda và Lacroix cho rằng vua Lê Lợi đúc với những đồng Thiên Khánh và Thuận Thiên nguyên bảo mà sử sách đã ghi vua đúc chỉ trong vòng 5 năm sau đó, tôi không thấy thư pháp, kim loại của những tiền này tương tự các đồng An Pháp, Thiên Thánh.. gì cả. 6. Vì sao Lê Qúy Ðôn không nói đến thứ tiền An Pháp của vua khai tổ nhà Hậu Lê là triều đại ông đang phục vụ, mà lại viết về tiền An Pháp của Mạc thị, nếu vua Lê Lợi thật sự đã đúc tiền An Pháp ?
Nhà mạc ở cao bằng đúc
Kế đó là tiền An Pháp còn được Thierry xếp loại vào thời con cháu nhà Mạc ở Cao Bằng đúc trong thời gian chiến tranh với nhà Trịnh. Thierry đã có một mẫu tiền An Pháp với nét chấm cuối của bộ Thủy của chữ Pháp đá lên không cao và cho rằng mẫu tiền này có thể do nhà Mạc ở Cao Bằng đúc (10) . Hầu hết các đồng An Pháp tìm thấy đều có đặc tính nét chấm cuối đá lên thật cao. Li Tana cũng cho rằng có thể một số tiền An Pháp của nhà Mạc ở Cao Bằng đúc được lưu hành ở Ðàng Trong trong những ngày đầu thời chúa Nguyễn. (11)
Luận cứ cho cách xếp loại này dựa vào sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Ðôn dẫn bởi câu đầu tiên trong bài viết này. Sách Phủ Biên Tạp Lục thuật chuyện chúa Trịnh, chúa Nguyễn trong triều Hậu Lê nên bàn đến chuyện con cháu Mạc Ðăng Dung cũng như nói đến chuyện Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn cho dung thân ở đất Hà Tiên. Nếu chú ý đến nguyên bản chữ Hán thì độc giả nhận rõ Lê Qúy Ðôn viết hai chữ Mạc khác nhau để phân biệt hai dòng họ trên. Chữ Mạc, khi viết về Mạc Ðăng Dung, Lê Qúy Ðôn dùng chữ Mạc thông dụng; trong khi chữ Mạc viết về Mạc Cữu được viết với dạng đặc biệt. Theo giáo sư Trần Kính Hòa trong bài Họ Mạc và chúa Nguyễn ở Hà Tiên đăng trong tạp chí Văn Hóa Á Châu, họ Mạc chỉ có một chữ viết, nhưng vì để phân biệt họ Mạc chiếm ngôi vua, Lê Qúy Ðôn đã thêm bộ Ấp vào bên phải của chữ Mạc mà dùng cho Mạc Cữu, để tránh lầm lẩn và phân biệt họ Mạc tốt với họ Mạc làm chuyện soán nghịch. Lê Qúy Ðôn đã dùng chữ Mạc theo lối Mạc Cữu trong câu Mạc thị....Một vài nhận xét của tôi về cách xếp loại An Pháp vào nhà Mạc ở Cao Bằng:
1. Tiền An Pháp với bộ Thủy của chữ Pháp có nét đá thật cao xuất hiện qúa nhiều,nhất là ở Nam Bắc. Chắc hẳn độc giả đều đồng ý rằng không thể nào nhà Mạc đúc tiền này với số lượng lớn như thế, trong thời gian dung thân trên mảnh đất nhỏ bé ở Cao Bằng.
2. Tiền An Pháp của nhà Mạc ở Cao Bằng có thể lưu lạc vào xứ Ðàng Trong khi con cháu họ Mạc chạy vào Thuận Hóa xin chúa Nguyễn cho chỗ dung thân, khi Cao Bằng thất thủ vào tay chúa Trịnh trong năm 1625. Và chắc hẳn tiền này không có nhiều, bởi nhà Mạc chỉ dung thân trong vùng đất Cao Bằng hạn hẹp. Mạc thiên tứ ở hà tiên đúc Phải hỏi rằng Ðinh Phúc Bảo đã không chú ý đến hai dạng chữ Mạc khác nhau hay sao, nên tác giả đã xếp loại tiền An Pháp vào thời Mạc Thiên Tứ, con của Mạc Cửu, Ðô đốc trấn Hà Tiên. Ðinh Phúc Bảo cũng không trình bày luận cứ cho cách xếp loại của ông.Một số người nghiên cứu về tiền cổ đương thời như Tạ Chí Ðại Trường trong bài Tiền đúc ở Ðàng Trong: phương diện, loại hình và tương quan lịch sử nhiều lần nhắc đến tiền An Pháp và mặc nhiên xem như Mạc Thiên Tứ đã đúc tiền này. Nguyên văn của tác giả viết " Lê Qúy Ðôn nói Mạc Thiên Tứ đúc Thái Bình, An Pháp" (12) , hoặc " Tiền An Pháp được các nhà cổ tiền học viện dẫn tiêu biểu cho thứ "An Nam đúc" chứng tỏ số lượng tiền đúc ra rất lớn. Nói cách khác, sự phồn thịnh, tầm mức giao thương rộng rãi của Hà Tiên chứng tỏ nơi đồng An Pháp. Lê Qúy Ðôn đã chứng kiến việc tiền An Pháp theo thuyền buôn chạy cả vào Thuận Hóa. Tiền An Pháp thấy rộng rãi ở Miền Bắc hẳn cũng có lý do vì số lượng lớn. An Pháp nguyên bảo là tiền của Hà Tiên"(13) . Theo tôi hiểu, ý của tác giả nói rằng Hà Tiên phát triển mạnh, Thiên Tứ đúc An Pháp rất nhiều, đến nổi khi nói đến tiền An Pháp thì cổ tiền gia phải ghi "An Nam đúc" (14) , số lượng An Pháp quá nhiều nên tiền chạy ngược lên miền Bắc để rồi lại chạy xuôi vào Thuận Hoá. Cũng theo kiểu luận cứ "mặc nhiên công nhận", Nguyễn Anh Huy trong bài Những phát hiện mới về Họ Mạc đúc tiền nhận là đã truy lục từ nhiều thư tịch cổ và cho rằng "Sau rất nhiều năm tìm hiểu, chúng tôi đã có đủ các chứng cứ để khẳng định tiền An Pháp nguyên bảo là do Mạc Thiên Tứ đúc tại Hà Tiên"(15) . Tuy nhiên suốt trong bài, tôi không thấy tác giả trình bày những chứng cứ nào cả. Tác giả còn ghép 42 thứ tiền khác vào danh sách tiền do Mạc Thiên Tứ đúc.
Không hiểu nguyên nhân chính của việc xếp loại tiền An Pháp vào đời Mạc Thiên Tứ là do sự hiểu lầm câu viết của Lê Qúy Ðôn hay chăng, khi không có bản nguyên văn chữ Hán của Phủ Biên Tạp Lục ? Gần đây sách của Li Tana được dịch sang tiếng Việt với tên Xứ Ðàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18 do nhà xuất bản Trẻ vào năm 1999, nhưng không hiểu vì lý do gì mà các tiểu chú ở cuối trang sách trong chương Tiền Tệ và Thương Mãi lại không đầy đủ như trong nguyên bản Anh ngữ của Ðại Học Cornell xuất bản năm 1998, cho nên tiểu chú về cách viết hai chữ Mạc khác nhau đã không được in trong bản dịch tiếng Việt, khiến vấn đề Mạc thị .. vẫn chưa được sáng tỏ với một số nhà khảo cứu tiền cổ Việt Nam? Tôi xin trình bày vài nhận xét về cách phân loại tiền An Pháp vào thời Mạc Thiên Tứ:
1. Chắc chắn rằng câu viết của Lê Qúy Ðôn đã nói về nhà Mạc ở Cao Bằng dựa trên sự khác biệt của hai chữ Mạc viết bằng Hán Văn.
2. Trong những di chỉ khảo cổ tìm thấy ở miền Bắc ngày nay vẫn thường xuyên có thứ tiền An Pháp "đá lên cao" này. Và tiền An Pháp được tìm thấy nhiều ở miền Bắc hơn miền Nam.
3. So với Ðàng Ngoài và Ðàng Trong vào thế kỷ 17, Hà Tiên là một nơi phụ thứ đang khai phá trong miền Nam. Do đó tôi vẫn không tìm được câu giãi đáp vì sao An Pháp do Mạc Cữu đúc lại nhiều đến nổi lan tràn ở miền Bắc để rồi xuôi dòng xuống Thuận Hóa ?
Nhân dịp đọc bản tin về việc đào nền móng cũ tại phố Tràng Tiền ở Hà NộI để xây dựng cửa hàng Bách Hoá Tổng Hợp vào đầu tháng 5 năm 2000 trong báo Giáo Dục và Thời Ðại và tìm thấy di chỉ khảo cổ cùng các đồng tiền An Pháp dưới lòng đất; tôi xin tổng hợp những gì về tiền An Pháp, xưa và nay, cổ tiền nói riêng và khảo cổ nói chung để trình bày một trong những khúc mắc trong ngành cổ tiền học Việt Nam với độc giả, hầu chúng ta tìm được một giãi đáp thích hợp. Bản tin cho biết ngành Văn Hóa Hà Nội cho ngừng công trình xây dựng và cho đào một hố lớn với diện tích 115 mét vuông gần góc ngã tư Tràng Tiền và phố hàng Bài vào ngày 19-5 và sau đó thêm hai hố nhỏ nâng diện tích khai quật lên 175 mét vuông. Hố một có tầng văn hóa thứ nhất sau mặt đất 0.5m chứa di vật thời Nguyễn và hiện đại. Tầng thứ hai ở độ sâu 0,5m - 1,3 m có di vật gốm men Trung Quốc và Việt Nam (Bát Tràng, Phố Hiến) chủ yếu là thế kỷ 17-19, còn có sứ Nhật Bản và 3 mảnh bát vẽ lam của nhà Mạc. Tầng thứ ba với độ sâu 1,3m -3,6 m cũng có đồ gốm Việt, Trung Quốc, Nhật vào thế kỷ 17 cùng mấy đồng tiền An Pháp của nhà Mạc từ thế kỷ 15... Tuy nhiên sau khi tiếp xúc với giáo sư Ðỗ văn Ninh, Viện Nghiên Cứu Sử Học, Hà Nội, người đã giúp định danh những đồng tiền cổ rỉ sét ở hố số một là tiền An Pháp, tôi được giáo sư cho biết đó là những đồng An Pháp loại bộ Thủy có nét đá lên cao. Ông Ninh cũng cho biết những tầng văn hóa trên không phân biệt rõ ràng và các di vật có thời đại lẩn lộn, không thứ tự. Tuy những tiền An Pháp tìm được không có đặc điểm gì, nhưng đã nói lên một hiện tượng thường thấy ở miền Bắc là tiền An Pháp lưu hành rộng rãi ở đất Bắc Hà xưa kia. Giáo sư Ninh cũng xác nhận rằng tiền An Pháp rất thường được tìm thấy trên đất Bắc. Ngày nay, hai miền Nam Bắc thống nhất, chúng ta biết rõ hơn về thực trạng của tiền An Pháp qua nhiều cuộc khai quật trên cả hai miền. Tiền An Pháp có nguồn gốc từ đâu ? Giả thuyết vua Lê Lợi đúc không có chứng cớ nào, lại dựa vào một giả thuyết gán ghép khác từ nguồn gốc tiền Hi Ninh và chữ Nguyên giống nhau khiến cho giả thuyết vua Lê LợI không có luận cứ vững vàng. Giả thuyết về họ Mạc vững chắc hơn nhờ vào sách Phủ Biên Tạp Lục. Vả lại, hai họ Mạc, Cao Bằng và Hà Tiên, thời gian họ sống cũng không xa nhau lắm và chỉ trong vòng một thế kỷ. Ngoài ra hai họ Mạc còn có những liên hệ qua chúa Nguyễn như nhà Mạc Cao Bằng về sau chạy vào Ðàng Trong tìm chỗ dung thân và chúa Nguyễn cho phép Mạc Thiên Tứ đúc tiền trên lảnh thổ của mình. Tuy nhiên, nói rằng chỉ có Mạc Thiên Tứ đúc tiền An Pháp thì không đúng với lý lẻ ở trên. Và kết luận rằng chỉ có nhà Mạc ở Cao Bằng đúc thì cũng không đúng vì số lượng tràn ngập của tiền. Ngoài ra, vào khoảng thời gian này của thế kỷ 17, dân chúng xứ Ðàng Trong cũng được phép đúc tiền riêng đến nổi gây ra loạn tiền kẽm. Phải chăng đây là một nguồn đúc khác của tiền An Pháp ? Có thể hay không tiền An Pháp được con cháu nhà Mạc ở Cao Bằng đúc trước, rồi sau này Mạc Thiên Tứ đúc theo mẫu tiền nhà Mạc ? Thêm vào đó, dân Ðàng Trong có thể tự đúc lấy ? Ðiều khó nhất là làm sao giải thích được hiện tượng tiền An Pháp có nhiều trên miền Bắc ? Tuy nhiên dù có cùng đặc điểm chấm cuối bộ Thủy đá cao, nhưng tiền An Pháp cũng có nhiều mẫu với chi tiết và trọng lượng rất khác nhau. Ðây có phải là điễm quan yếu mà chúng ta cần nghĩ về tiền An Pháp có thể do nhiều nguồn đúc khác nhau, từ thời Lê Trung Hưng trở lại ?Tài liệu trích đăng:(1) Edward Toda. Annam and its minor currency in lại trong The East Asia Journal 6, 1983, tr. 42, 43.
(2) Lacroix Desire. Numismatique Annamite.- Publications de l'Ecole Francaise d'Extreme Orient, Saigon 1900, tr. 77- 78.
(3) Francois Thierry. Catalogue des monnaies vietnamiennes. Bibliothèque Nationale xuất bản, Paris 1987, trang 41.
(4) Francois Thierry. Catalogue des monnaies vietnamiennes. Bibliothèque Nationale xuất bản, Paris 1987, trang 36.
(5) Lacroix Desire. Numismatique Annamite.- Publications de l'Ecole Francaise d'Extreme Orient, Saigon 1900, tr. 77.
(6) Nguyên văn trong Catalogue des Monnaies Vietnamiennes, Francois Thierry: (DVSK, cité dans Ting 1940 : 191). Với thư mục liệt kê: Ku chi'en hsueh kang yao, Ting Fu Pao, Sanghai 1940. Reprint Taipei, 1975. Và DVSK : Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư. Toyo bunka kenkyujo, Tokyo 1986, 3 vol. Tôi nghĩ DVSK đây là bản của Thierry sử dụng, không phải bản của Ting dùng. Không hiểu sách của Ting có cho biết bản DVSK nào đã được sử dụng ?
(7) Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Khoa Học Xã HộI xuất bản, Hà NộI 1993, tập 3, các trang 241, 248 và 254.
(8) Phan huy Chú. Lịch triều Hiến chương Loại chí. Bản dịch của Cao Nãi Quang, Ðại học Luật Khoa Sài gòn xuất bản 1957, tr 411.
(9) Phan huy Chú. Lịch triều Hiến chương Loại chí. Bản dịch của Cao Nãi Quang, Ðại học Luật Khoa Sài gòn xuất bản 1957, tr 413.
(10) Francois Thierry. Catalogue des monnaies vietnamiennes. Bibliothèque Nationale xuất bản, Paris 1987, Planche 2, hình 200 và 261.
(11) Li Tana. Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth centuries, Cornell University xuất bản, NewYork 1998, tr. 93.
(12) Tạ Chí Ðại Trường. Những bài dã sử Việt. Thanh Van xuất bản, California 1996, tr. 295.
(13) Tạ Chí Ðại Trường. Những bài dã sử Việt. Thanh Van xuất bản, California 1996, tr. 296.
(14) Các đồng Ðại Ðịnh (Dương Nhật Lệ), Thiên Thuận (vô khảo phẫm) đều được ghi chú "An Nam đúc" bởI Ðinh Phúc Bảo trong Cổ Tiền Ðại Tự Ðiển. Có lẻ họ Ðinh không có ý rằng tiền Thiên Thuận, Ðại Ðịnh cũng lưu hành rộng rải như An Pháp.
(15) Nguyễn Anh Huy trong bài Những phát hiện mới về Họ Mạc đúc tiền (Tạp Chí Xưa Nay, số chuyên đề Tiền tệ 300 năm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh)
Copyright © 2001 Vietnamese Antique
Post a Comment
<< Home